Năng suất là gì và vì sao năng suất lại quan trọng?

Năng suất là một chủ đề nóng ngay cả trước những đợt đóng cửa diễn ra trên toàn cầu. Hiện tại, năng suất giữ vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Khám phá định nghĩa, cách đo lường và nâng cao nâng suất sau thời kỳ đại dịch.

NăNG SUấT | THờI GIAN đọC: 11 PHúT
productivity during the pandemic - Workplace from Meta
Năng suất trong đại dịch

Năng suất trong đại dịch

Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và mọi người bắt đầu làm việc từ xa hàng loạt, một hiện tượng thú vị đã xuất hiện. Kết quả làm việc tăng cao. 43% nhà điều hành và quản lý tại châu Âu tham gia trong 1 khảo sát báo cáo rằng hình thức làm việc tại nhà có tác động tích cực đến năng suất, chỉ 29% cho biết năng suất giảm xuống. Trong khi đó, năng suất tại Hoa Kỳ tăng 7,3% - mức tăng đáng kể nhất kể từ năm 2009 dù số giờ làm giảm và nhiều người mất việc.

Gỡ rối công việc nhờ Workplace

Từ khâu thông báo cho mọi người về kế hoạch quay trở lại văn phòng đến quá trình áp dụng hình thức làm việc kết hợp, Workplace làm cho công việc trở nên đơn giản hơn.

Dường như chúng ta không nên quá bất ngờ trước sự cải thiện bất kỳ do chế độ làm việc từ xa mang lại. Theo lý thuyết, làm việc tại nhà sẽ nâng cao nâng suất vì thời gian mọi người dành cho các hoạt động khác trong ngày (chẳng hạn như di chuyển đến nơi làm việc) sẽ ít hơn. Một nghiên cứu thực hiện năm 2012 cho thấy năng suất tăng 13% khi nhân viên một hãng du lịch online tại Trung Quốc được làm việc tại nhà 4 ngày trong tuần. Họ bớt tiêu tốn năng lượng vào các yếu tố gây xao nhãng và dành nhiều thời gian hơn cho công việc.

Việc tăng năng suất có thể lý giải phần nào lý do chúng ta không nhìn thấy sự cấp tốc quay trở lại nơi làm việc hậu COVID. Tại sao bạn lại muốn quay trở lại trạng thái ''bình thường'' khi mà trạng thái này khiến mọi người làm việc kém hiệu quả hơn? Trong khi một số tổ chức có thể dẹp bỏ hết những nơi làm việc ngoài đời thực và hoàn toàn chuyển sang làm việc từ xa, đối với hầu hết các công ty, hình thức làm việc kết hợp trở thành xu hướng tương lai, với ước tính 48% nhân viên mong muốn có 1 khoảng thời gian làm việc từ xa tối thiểu so với 30% trước đại dịch. Như vậy có nghĩa là nhiều người trong chúng ta đang phần nào, dần dần quay trở lại nơi làm việc.

Vậy, điều đó có ý nghĩa gì về mặt năng suất? Làm cách nào để duy trì mức tăng năng suất chúng ta đã đạt được khi làm việc từ xa? Đồng thời, mức tăng năng suất liên kết như thế nào với những cải thiện khác chúng ta đạt được trong thời kỳ này, với 90% nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết văn hóa công ty đã cải thiện, 84% tin mức độ gắn kết của nhân viên tăng lên và 83% cho rằng nhân viên có trải nghiệm tốt hơn?

Giả sử chúng ta muốn duy trì năng suất cao hơn và trải nghiệm nhân viên tốt hơn. Trong trường hợp đó, việc tìm hiểu lý do năng suất tăng và cách hai yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau sẽ có thể hữu ích. Nhân viên làm việc từ xa có ít yếu tố gây mất tập trung hơn cũng như cân bằng cuộc sống-công việc tốt hơn. Họ có sự linh hoạt hơn và kiểm soát môi trường làm việc hiệu quả hơn. Làm cách nào để các tổ chức có thể tái tạo lại điều kiện bất kỳ trong những điều kiện này khi mọi người quay trở lại làm việc? Và chúng ta nên nhắm đến mục tiêu nào để tạo ra một nơi làm việc tốt hơn nữa?

Hãy bắt đầu bằng cách nắm rõ năng suất là gì và tác động như thế nào.

Năng suất là gì?

Năng suất là gì?

Theo OECD, năng suất là ''tỷ lệ giữa khối lượng đầu ra và khối lượng đầu vào''. Vậy thế nào là đầu ra và đầu vào? Đầu vào có thể là bất kỳ thứ gì, chẳng hạn như thiết bị, thời gian, vốn, sức lao động hay đất đai, được dùng để sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Đầu ra là bất kỳ thứ gì được tạo thành, chẳng hạn như xe hơi hoặc sản lượng ngô trồng trên một mảnh đất.

Theo cách này, bạn có thể thấy khá dễ định nghĩa năng suất trong ngành chế tạo hay nông nghiệp, nhưng trong lĩnh vực dịch vụ thì lại không dễ như vậy. Bởi vì, đối với công ty luật, nhà cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc doanh nghiệp bảo hiểm chẳng hạn, đầu ra và đầu vào rất khác nhau. Không phải lúc nào cũng dễ dàng định nghĩa được đầu ra, đầu vào hoặc năng suất đối với các tổ chức này.

Hãy cùng kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Năng suất được tính như thế nào?

Năng suất được tính như thế nào?

Cách đo lường năng suất rất phức tạp vì chúng ta cần xem xét không chỉ một đầu ra hay đầu vào. Tuy nhiên, phép tính cơ bản để tìm ra năng suất là lấy đầu ra chia cho đầu vào.

Ví dụ, nếu bạn có 100 công nhân sản xuất ra 3.000 chiếc xe thì cách tính năng suất sẽ là:

3000 xe ÷ 100 nhân viên = 30 xe/công nhân/ngày.

Nhưng trong lĩnh vực dịch vụ, việc tập trung vào yếu tố định lượng - chẳng hạn như số khách hàng mà một nhân viên bán lẻ phục vụ trong một cửa hàng - có thể không mang đến cho bạn một bức tranh chính xác về năng suất. Trải nghiệm của khách hàng là gì? Họ có mua sản phẩm/dịch vụ gì không? Họ sẽ quay lại hay không? Họ sẽ đề xuất cửa hàng này hay không?

Đây là một trong những lý do có nhiều cách tiếp cận khác để đo lường năng suất. Một số công ty có thể chia doanh thu của từng nhân viên cho lương của nhân viên đó. Các công ty khác có thể đưa ra mục tiêu về hiệu quả làm việc cho nhân viên và đo lường năng suất dựa trên những mục tiêu đó. Hoặc các công ty có thể xem xét năng suất dựa trên trải nghiệm của khách hàng/bệnh nhân và độ hài lòng với dịch vụ họ nhận được.

Như Xiofeng Li và David Prescott cho biết trong báo cáo của họ về cách đo lường năng suất trong lĩnh vực dịch vụ: “Chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ rất quan trọng vì khách hàng thường đánh giá một dịch vụ thông qua chất lượng.”

Ý tưởng này dẫn đến một cách tính khác:

Vì sao năng suất quan trọng?

Vì sao năng suất quan trọng?

Dù bạn đo lường bằng cách nào đi nữa, tại sao nhà kinh tế học và lãnh đạo doanh nghiệp luôn tập trung vào vấn đề năng suất? Có nhiều lý do hợp lý để họ làm vậy. Sau đây là một số lý do.

Tính hiệu quả

Năng suất không phải là hiệu quả nhưng 2 yếu tố này liên kết mật thiết với nhau đến mức mà đôi khi, năng suất được xem là thước đo hiệu quả sản xuất.

Trong một thế giới đang thúc đẩy để làm giảm tác động đến môi trường do hoạt động của con người, các tổ chức phải sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả sao cho ít gây lãng phí nhất có thể. Thêm vào đó, đại dịch virus corona cho thấy chúng ta đang quay lại nơi làm việc trong một môi trường kinh tế biến động. Môi trường này có thể đặt ra các kỳ vọng rằng con người làm được nhiều hơn trong điều kiện ít tài nguyên hơn. Để có thể làm được điều đó, chúng ta phải đạt được đầu ra cao nhất từ số tiền và công sức đầu vào.

Tiêu chuẩn sống

Năng suất cao hơn có nghĩa là kết quả tốt hơn cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho các tổ chức. Năng suất cao hơn có thể dẫn đến tiền lương cao hơn vì công ty kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Năng suất cao hơn có thể làm cho giá cả giảm xuống vì doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Từ đó, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được chi phí. Đồng thời, nhu cầu tăng lên sẽ tạo ra nhiều việc làm và một nền kinh tế năng động, có sức cạnh tranh hơn. Theo báo cáo The UK Productivity Puzzle của Deloitte: ''Tầm quan trọng của năng suất đối với việc thúc đẩy sự cải thiện trong tiêu chuẩn sống là vô cùng to lớn.''1 Mặt khác, khi năng suất giảm, tiền lương và số lượng việc làm tốt cũng giảm theo.

Khả năng sinh lời

Năng suất cao hơn đồng nghĩa với khả năng sinh lời lớn hơn cho doanh nghiệp. Tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi nếu hệ thống biến năng suất cao hơn thành tiền lương tăng thêm và nhiều cơ hội tốt hơn cho nhân viên. Các tổ chức có thể tái đầu tư lợi nhuận vào doanh nghiệp nào tạo điều kiện tăng lợi nhuận đó và tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa.

Chất lượng cuộc sống của nhân viên

Năng suất và chất lượng cuộc sống là một vòng tròn phát triển. Khi phải làm quá nhiều trong khoảng thời gian quá eo hẹp, mọi người sẽ rất căng thẳng và có thể thấy kiệt sức và không còn tha thiết làm việc. Nhưng nếu được hỗ trợ để làm việc hiệu quả hơn, mọi người sẽ có mối quan hệ cuộc sống-công việc cân bằng hơn, nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn. Quan tâm đến chất lượng cuộc sống của nhân viên có thể sẽ mang đến kết quả mãn nguyện cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Những người có cảm giác tích cực và hài lòng với công việc có nhiều khả năng làm việc hiệu quả hơn.

Tinh thần lên cao hơn

Mọi người cảm thấy phấn chấn khi biết rằng mình đang sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Yếu tố cảm xúc tích cực đó có thể lan tỏa trong toàn tổ chức, nâng cao tinh thần, giảm tình trạng thường xuyên vắng mặt cũng như khuyến khích sự cộng tác và phát triển. Dù tinh thần tốt hơn có thể đồng nghĩa với năng suất cao hơn, nhưng các thước đo năng suất không tính đến khía cạnh chất lượng cuộc sống của nhân viên (chẳng hạn như không cung cấp đủ thời gian để mọi người hoàn thành nhiệm vụ) cũng sẽ làm giảm tinh thần, dẫn đến sự sụt giảm năng suất.

Sự gắn kết của nhân viên

Năng suất có mối liên kết mật thiết với sự gắn kết của nhân viên. Nhân viên thiếu gắn bó sẽ gây thiệt hại hàng tỷ đô la do thiếu hụt năng suất. Tuy nhiên, theo báo cáo State of the Global Workplace (Tình hình nơi làm việc trên toàn cầu) của Gallup, các công ty mà môi trường làm việc có mức độ gắn bó cao tạo khả năng sinh lời cao hơn 21% và năng suất cao hơn 17% so với những doanh nghiệp có mức độ gắn kết thấp. Họ cũng có tỷ lệ giữ chân nhân viên, mức độ tương tác của khách hàng và tình trạng sức khỏe tốt hơn, còn hiện tượng thường xuyên vắng mặt và số tai nạn lao động thì ít hơn. Đây có thể là bằng chứng rõ ràng về sức mạnh của mối liên kết giữa năng suất và Trải nghiệm nhân viên (EX).

Mức độ hài lòng của khách hàng

Nhưng nhân viên không phải là yếu tố duy nhất. Việc sử dụng thời gian hiệu quả hơn - chẳng hạn như trả lời câu hỏi hoặc phục vụ mọi người nhanh hơn - cũng sẽ làm nhiều khách hàng hài lòng hơn. Tuy nhiên, năng suất theo thang đo thuần định lượng không nhất thiết phải tính đến mức độ hài lòng của khách hàng. Bạn có thể phục vụ khách hàng nhanh chóng, nhưng điều đó không đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. Vì vậy, khi đo lường năng suất, việc xem xét chất lượng dịch vụ là rất quan trọng.

Điều gì dẫn đến năng suất thấp?

Điều gì dẫn đến năng suất thấp?

Theo một khảo sát năm 2019, chỉ 25% nhân viên tại Vương quốc Anh cho rằng họ thường xuyên làm việc hiệu quả. Với tình hình năng suất chậm chạp đã trở thành hiện tượng ở nhiều quốc gia, chúng ta có đủ căn cứ để cho rằng tình trạng này diễn ra khá phổ biến. Nhưng chính xác thì yếu tố nào dẫn đến năng suất thấp? Hiển nhiên, chúng ta không thể có một câu trả lời đơn giản cho một vấn đề phức tạp như thế.

Tình trạng thường xuyên vắng mặt và tình trạng thường xuyên làm quá giờ

Một trong những vấn đề quan trọng là chất lượng cuộc sống của nhân viên, hay đúng hơn nữa là sự thiếu hụt yếu tố này. Chất lượng cuộc sống cao sẽ tác động tích cực đến năng suất và ngược lại. Vắng mặt do bệnh tật có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất: ước tính chi phí thiệt hại từ việc thiếu hụt năng suất do bệnh tật là rất cao, tương đương với $530 tỷ/năm. Đơn giản thôi, nhân viên không thể có năng suất cao nếu không làm việc hoặc một căn bệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của họ. Vì thế, bất kỳ ai muốn nâng cao năng suất cần xem xét tình trạng vắng mặt do bệnh tật trong doanh nghiệp mình, lý do là gì dù có liên quan đến công việc hay không và cách giải quyết.

Giống như việc vắng mặt do bệnh tật là một dấu hiệu khá chắc chắn cho thấy bạn đang gặp vấn đề về năng suất, hiện tượng đối lập - tình trạng thường xuyên làm quá giờ - cũng gây ra hậu quả tương tự. Hiện tượng nhân viên thường xuyên làm việc ngoài giờ có thể cho thấy tổ chức của bạn có vấn đề về năng suất và mọi người không làm việc chăm chỉ như bạn nghĩ.

Có một số nguyên nhân gây ra hội chứng ''ngồi lì ở văn phòng''. Hội chứng này có thể bắt nguồn từ văn hóa công ty khuyến khích việc làm thêm ngoài giờ như là một điều bình thường, khiến mọi người khó có thể rời văn phòng đúng giờ. Lý do có thể là mọi người bị xao nhãng quá nhiều nên không thể tập trung làm việc trong giờ làm chính thức, cũng như gặp vấn đề trong công việc mà không chia sẻ. Hoặc nguyên nhân đơn giản bắt nguồn từ cái gọi là định luật Parkinson - nghĩa là ''bạn muốn làm xong một việc trong bao lâu, công việc đó sẽ mở rộng ra để chiếm vừa hết khoảng thời gian đó''.

Trong mọi trường hợp, đây là vấn đề mà tổ chức cần phải giải quyết. Làm quá giờ không tạo ra nhiều thành quả hơn mà có thể dẫn đến kết quả ngược lại. Trên thực tế, một số người cho rằng việc giảm giờ làm chính là giải pháp cho vấn đề năng suất - đây là một trong những lý do cho lời kêu gọi làm việc 4 ngày/tuần hoặc 6 giờ/ngày. Mọi người tranh luận rằng nếu chỉ có 4 ngày để hoàn thành tất cả công việc, bạn sẽ xoay sở thích nghi và làm được. Như vậy, bạn sẽ có 3 ngày nghỉ để cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như thể chất và sự cân bằng giữa cuộc sống-công việc. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo ra năng suất cao hơn khi bạn làm việc.

Yếu tố gây xao nhãng và thiếu kiểm soát

Vậy thì, yếu tố nào cản trở mọi người làm việc hiệu quả trong giờ làm việc chính thức? Một trong những thủ phạm là sự mất tập trung. Quá nhiều email, cuộc họp, giờ nghỉ giải lao, tiếng ồn và những tòa nhà thiếu sức sống - tất cả được xem là lý do khiến mọi người không thể tiếp tục làm việc.

Nhiều yếu tố gây xao nhãng trong số này biến mất khi đông đảo nhân viên làm việc tại nhà trong đại dịch corona. Vì vậy, nếu đang lên kế hoạch trở lại nơi làm việc, bạn nên khám phá cách cho mọi người quyền kiểm soát như họ đang có tại nhà đối với môi trường ở nơi làm việc. Hãy xem xét những yếu tố như nhiệt độ, mức độ tiếng ồn và nội thất văn phòng. Những yếu tố này có tạo sự thoải mái không? Mọi người có thể điều chỉnh những yếu tố này cho phù hợp với nhu cầu của mình hay không?

Trong thời kỳ làm việc từ xa, chắc chắn bạn phải giảm số cuộc họp trực tiếp ngoài đời bắt buộc mọi người tham dự. Các tổ chức đang chuyển sang dùng giải pháp trực tuyến và sẽ tiếp tục áp dụng giải pháp này ở cuộc họp theo hình thức kết hợp trong tương lai. Làm cách nào để doanh nghiệp tận dụng trạng thái tái thiết hậu COVID nhằm cải thiện sự tập trung và năng suất của các cuộc họp trong tương lai, trong khi vẫn ngăn không để tái diễn hiện tượng mệt mỏi vì họp hành?

Tương tự, nhiều tổ chức sẽ giảm độ phụ thuộc vào email, sử dụng các công cụ liên lạc khác cho hoạt động truyền thông nội bộ và trò chuyện hàng ngày. Nếu nhờ đó mà mọi người giảm được áp lực và đạt hiệu quả cao hơn thì càng có nhiều lý do để tiếp tục giải pháp này trong quá trình quay lại làm việc.

Luồng thông tin và giao tiếp kém hiệu quả

Sự thiếu hụt thông tin liên lạc có thể khiến mọi người cảm thấy bị cô lập và mất động lực. Bạn không thể tìm thấy thông tin cần thiết để hoàn thành công việc. Bạn cảm thấy mình không thể đưa ra câu hỏi. Việc cảm thấy người quản lý không sẵn sàng trợ giúp sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất. Các yếu tố này cũng làm tổn hại tinh thần và gây ra căng thẳng, từ đó càng làm giảm năng suất.

Hoạt động giao tiếp rất được các công ty chú ý trong thời kỳ làm việc từ xa hàng loạt vì họ nhận thấy việc kết nối lực lượng lao động rải rác khắp nơi có thể là một vấn đề lớn.

Nhưng đó có phải là vấn đề tại nơi làm việc của bạn hay không? Hiện tại, khi mọi người quay lại làm việc thì đây là lúc bạn cần xem xét. Nếu đã mở các kênh liên lạc hiệu quả hơn trong đại dịch, với mục đích check in thường xuyên, thiết lập mục tiêu rõ ràng, kênh dành riêng cho các loại hoạt động giao tiếp khác nhau, bạn nên cân nhắc duy trì các kênh này. Nếu luồng thông tin và giao tiếp đang gặp vấn đề, bạn hãy giải quyết ngay trước khi vấn đề này trở nên phức tạp hơn do sự kết hợp hình thức làm việc tại chỗ và làm việc từ xa.

Cách cải thiện năng suất

Cách cải thiện năng suất

Đặt mục tiêu năng suất

Bận rộn không có nghĩa là bạn đang làm việc hiệu quả. Hãy xác định những nhiệm vụ nào tạo ra giá trị về mặt năng suất (chứ không chỉ là trả lời email) và thiết lập khung thời gian để hoàn thành nhiệm vụ đó - chẳng hạn như tập trung vào số cuộc gọi mà nhân viên bán hàng phải thực hiện trong 1 ngày.

Kiểm soát các nhiệm vụ không hiệu quả

Hãy nghĩ cách để các hoạt động có giá trị năng suất thấp hơn không lấn chiếm quỹ thời gian trong ngày của bạn. Cân nhắc kiểm tra email vào một số thời điểm nhất định, đồng thời sử dụng công cụ giao tiếp nào tạo điều kiện cho mọi người nhận tin nhắn phù hợp nhất với họ. Và bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi tổ chức cuộc họp. Liệu cuộc họp đó có thực sự cần thiết không? Bạn muốn đạt được những kết quả gì từ cuộc họp đó?

Giảm hoạt động đa nhiệm

Làm nhiều việc cùng lúc có vẻ như rất hiệu quả. Thực tế thì bạn không thực sự làm được 2 việc trở lên trong cùng 1 thời điểm. Khi làm đa nhiệm vụ, chúng ta nhanh chóng chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, nghĩa là phải ngừng tập trung và tốn thời gian quý giá, đặc biệt trong quá trình chúng ta thực hiện một công việc phức tạp. Theo ước tính, mọi người sẽ giảm năng suất đến 40% khi chuyển đổi giữa các nhiệm vụ. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy tạo điều kiện cho mọi người sắp xếp khối lượng công việc sao cho họ có thể tập trung hoàn thành một việc trước khi bắt đầu việc khác.

Cung cấp chương trình đào tạo

Nghiên cứu cho thấy chương trình đào tạo cho lực lượng lao động sẽ thúc đẩy năng suất. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Nhân viên tự tin là mình sẽ hoàn thành công việc hiệu quả có nhiều khả năng tạo ra năng suất cao hơn. Ngoài ra, nếu biết rõ mình nên làm gì, nhân viên đó sẽ không phải yêu cầu trợ giúp hay xin lời khuyên, nghĩa là nhân viên khác có thể tập trung hơn vào công việc của họ.

Đưa hoạt động ghi nhận vào chương trình làm việc

Việc được ghi nhận vì đã hoàn thành xuất sắc công việc sẽ thúc đẩy tinh thần, mức độ gắn kết và năng suất của nhân viên. Hoạt động này cũng tạo nên một tấm gương tốt cho các nhân viên khác về văn hóa cộng tác trong tổ chức của bạn. Theo Deloitte, năng suất và hiệu quả cao hơn 14% tại các công ty ghi nhận sự đóng góp của nhân viên. Nguồn tuyên dương cũng rất quan trọng: nghiên cứu cho thấy sự ghi nhận của cấp quản lý có giá trị cao nhất, tiếp theo là lời khen ngợi từ nhà lãnh đạo cấp cao hơn trong tổ chức.

Ủy quyền, ủy quyền, ủy quyền

''Nếu công việc cần được thực hiện đúng cách, bạn hãy tự làm.'' Tuy nhiên, nếu câu nói này đang mô tả công việc của bạn thì có nghĩa là bạn không tin tưởng đội ngũ của mình. Điều này còn có nghĩa là bạn có khả năng bị quá tải công việc, cảm thấy căng thẳng hơn và giảm năng suất. Người quản lý cần có đủ niềm tin vào đội ngũ của mình để ủy quyền công việc cho họ mà không giám sát quá mức. Nếu bạn thấy chưa khả khi, hãy tìm chương trình đào tạo cho nhân viên của mình.

Sử dụng công cụ phù hợp

Công cụ và hoạt động giao tiếp phù hợp sẽ truyền tải thông điệp đến đúng người, theo đúng cách. Mọi người có thể nhanh chóng truy cập thông tin, còn đội ngũ thì sẽ cộng tác suôn sẻ, qua đó, từ đó loại bỏ mọi rào cản về năng suất.

Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Bài viết gần đây

Làm việc từ xa | Thời gian đọc: 7 phút

Làm việc từ xa: Lợi ích và thách thức

Ngày càng nhiều người trong số chúng ta làm việc từ xa. Trong tương lai cũng sẽ có nhiều người làm việc từ xa hơn nữa. Khám phá ưu và nhược điểm khi làm việc từ xa và cách khai thác tối đa hình thức này.

Năng suất | Thời gian đọc: 11 phút

Kỹ năng quản lý thời gian

Khi cách thức và nơi làm việc tiếp tục thay đổi, việc hỗ trợ để nhân viên tuyến đầu và nhân viên làm việc từ xa luôn kết nối cũng như làm việc hiệu quả là một nhiệm vụ cần thiết. Những kỹ năng quản lý thời gian này có thể hữu ích.

Năng suất | Thời gian đọc: 7 phút

Cách cải thiện năng suất cá nhân của bạn

Năng suất cá nhân là gì và làm cách nào để cải thiện? Hãy thực hiện theo các bước đơn giản sau để đạt mục tiêu năng suất của bạn.