Những nhà lãnh đạo tài giỏi không bao giờ đứng yên. Thái độ linh hoạt, sẵn sàng phát triển về mặt tâm lý và hành vi là chìa khóa đi đến thành công trong một thế giới đầy biến động và không lường trước được.

Các doanh nhân thành công có thể trông như họ luôn làm tốt mọi việc. Dường như mọi thứ họ thiết lập đều thành công, mọi thứ họ đầu tư đều mang lại lợi nhuận và mọi thứ họ phát minh ra đều hoạt động ngay lần đầu tiên.

Nhưng không nhất thiết phải như vậy.

Milton Hershey đã thành lập không dưới ba công ty bánh kẹo trước khi trở thành gương mặt đại diện cho thương hiệu sô cô la hàng đầu tại Mỹ. Colonel Sanders lúc 56 tuổi đã vấp phải 1.000 lời từ chối công thức chế biến gà trước khi ông thành lập KFC. Steven Spielberg không thể vào đại học để theo học nghệ thuật điện ảnh. James Dyson đã chi số tiền tiết kiệm cả đời mình trong hơn 15 năm và thử nghiệm hơn 5.100 mẫu trước khi ông đạt được thành công lớn.

Tất nhiên những người này đã không thành công ngay lập tức hoặc không chắc chắn mình sẽ thành công. Nhưng nếu chúng ta giả định tất cả họ đều có nhiều tài năng và phẩm chất tích cực khi bắt đầu, điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa thất bại ban đầu và thành công sau cùng?

Điều chắc chắn là họ có cùng một tư duy phát triển.

Tìm hiểu cách lãnh đạo công ty gắn kết

Tải sách điện tử của chúng tôi xuống để khám phá lý do các Tổng Giám đốc thế hệ mới lại xem trọng mục tiêu, chữ tín, tính xác thực và sự trung thực hơn tất cả.

Tư duy phát triển so với tư duy cố hữu

Tư duy phát triển so với tư duy cố hữu

Những người có tư duy phát triển tin rằng tài năng và phẩm chất của họ chỉ là điểm bắt đầu. Ở từng giai đoạn trong hành trình của mình, họ biết họ có thể phát triển và nâng cao những tài năng này và tiếp tục bổ sung thêm nhiều kỹ năng lãnh đạo hơn nữa với từng trải nghiệm. Họ không lo nghĩ về vẻ ngoài thông minh, nhưng thay vào đó, họ hướng năng lượng vào việc trở nên tốt hơn.

Trái lại, những người với tư duy cố hữu có xu hướng tin rằng những kỹ năng và tài năng bẩm sinh là không thể thay đổi hoặc những người cho rằng chìa khóa chính là sử dụng một bộ công cụ cố định và chỉ tiếp tục duy trì như vậy.

Nhưng tư duy của một cá nhân không hoàn toàn là phát triển hay cố hữu. Như Carol Dweck đã chỉ ra trong Harvard Business Review,1 con người là sự pha trộn giữa tư duy phát triển và cố hữu và điều này sẽ thay đổi cũng như phát triển.

Bạn có sở hữu tư duy phát triển không?

Bạn có sở hữu tư duy phát triển không?

Để xem bạn có xu hướng suy nghĩ theo cách cố hữu hay tập trung vào sự phát triển, hãy tự hỏi bản thân những câu sau:

  • Tài năng của bạn là không thể thay đổi hay có thể phát triển và kỹ năng của bạn có được củng cố không?

  • Khi tiếp cận một nhiệm vụ mới, bạn cảm thấy bi quan hay tự tin mình sẽ đạt kết quả tích cực?

  • Bạn cần sự xác nhận từ những người khác hay bạn quan tâm hơn đến việc tự phát triển bản thân?

  • Những sai lầm của bạn chứng minh rằng bạn không giỏi ở một số việc hay đó là những cơ hội học hỏi?

  • Bạn thích tránh hay cảm thấy hứng thú với những thử thách?

  • Bạn bảo vệ bản thân khỏi thất bại hay dùng thất bại để đạt được cấp độ thành công cao hơn?

  • Bạn cho rằng nỗ lực đáng kể hơn sẽ không mang lại phần thưởng hay đó là điều cần thiết để thành công?

  • Thất bại khiến bạn nản lòng hay thúc đẩy bạn?

  • Khi nhiệm vụ trở nên khó khăn, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc hay tiếp tục cố gắng?

  • Bạn cảm thấy thế nào về ý kiến đóng góp? Bạn phản ứng tiêu cực hay phản hồi mang tính xây dựng?

  • Khi người khác thành công, bạn cảm thấy bị đe dọa hay được tiếp thêm động lực?

Lãnh đạo với tư duy phát triển có những lợi ích gì?

Lãnh đạo với tư duy phát triển có những lợi ích gì?

Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những người có tư duy phát triển sẽ cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh và tận tâm hơn, đồng thời nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ tổ chức để cộng tác và đổi mới, dẫn đến thành công vượt trội. Với tư duy phát triển, bạn sẽ:

  • Có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn - Bạn càng tập trung vào nỗ lực cần thiết cho một điều gì đó, cơ hội để hoàn tất thành công nhiệm vụ càng cao.

  • Kiểm soát hơn - Tư duy phát triển có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy tự tin và kiểm soát hơn vì bạn biết mình có thể phát triển và thích nghi để đáp ứng những thử thách mới.

  • Kiên cường hơn - Nếu tin rằng mình có thể thành công, bạn sẽ cân nhắc những cách sáng tạo hơn để đạt được thành công đó. Bạn sẽ ít có khả năng bỏ cuộc và sẽ theo đuổi mục tiêu cho đến khi đạt được.

  • Linh hoạt hơn - Khi tự tin với khả năng học hỏi và thích nghi của mình, bạn sẽ có khả năng nắm bắt và tận dụng thay đổi cũng như những cơ hội mới.

  • Học hỏi nhanh hơn - Với tinh thần không mong đợi biết mọi thứ và cởi mở học hỏi, bạn có thể tiếp thu các kỹ năng và kiến thức một cách nhanh chóng, đồng thời tận hưởng quá trình đó.

  • Khó đầu hàng trước sự thất vọng - Khi biết suy nghĩ thực tế về những trở ngại bạn cần vượt qua, bạn sẽ không bỏ cuộc.

Điều này có ý nghĩa gì đối với hình thức lãnh đạo vì sự phát triển?

Điều này có ý nghĩa gì đối với hình thức lãnh đạo vì sự phát triển?

Khi các đội ngũ và công ty nắm bắt tư duy phát triển, họ có thể nhân rộng những lợi thế này. Theo khảo sát do NeuroLeadership thực hiện,2 lý do phổ biến nhất để các nhà lãnh đạo áp dụng tư duy phát triển là quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Nhờ tư duy phát triển, mọi người có thể linh hoạt, thích nghi với hoàn cảnh thay đổi, đồng thời nhận ra rằng thay đổi đó là hiện trạng mới. Theo tư duy phát triển, các lãnh đạo và đội ngũ nên dồn thêm thời gian vào việc "làm tốt hơn" thay vì "làm tốt" để có thể phát triển.

Với tư duy phát triển, bạn cũng có thể tăng mức độ gắn bó của nhân viên. Nhờ đó, nhân viên có thể nhìn thấy tiềm năng của họ, tập trung tiến bộ và nhắm vào các khía cạnh cần cải thiện.

Tôi có thể chuyển đổi tư duy của mình theo hướng lãnh đạo vì sự phát triển không?

Tôi có thể chuyển đổi tư duy của mình theo hướng lãnh đạo vì sự phát triển không?

Có. Tư duy phát triển có thể được trau dồi và duy trì thông qua sự phát triển có cấu trúc tốt, dẫn đến kết quả tốt hơn về mặt cá nhân và nghề nghiệp.

Nếu bạn cảm thấy mình có tư duy cố hữu đang kìm hãm bản thân hoặc doanh nghiệp, có một số điều bạn có thể làm:

Xem xét cách quản lý mức độ hiệu quả

Các cách này có đang cản trở sự phát triển không? Người lãnh đạo có tư duy phát triển nhìn thấy cơ hội cho đội ngũ của mình, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng. Họ không đổ lỗi cho những nỗ lực bị lãng phí (thực tế, họ không tìm cách đổ lỗi ở bất kỳ nơi đâu cả). Thay vào đó, họ thực hiện mọi nỗ lực để đẩy mạnh sự phát triển của đội ngũ nhằm vượt qua mọi thử thách trong kinh doanh.

Tập trung

Biết rõ những điều bạn muốn. Biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Chọn và làm rõ các khía cạnh phát triển cụ thể, đồng thời cam kết đạt được những điều đó. Việc này có nghĩa là sắp xếp lại mức độ ưu tiên về tầm quan trọng theo nhu cầu của riêng bạn và tổ chức.

Trân trọng nỗ lực

Nghiên cứu cho thấy việc khen ngợi sinh viên vì đã nỗ lực cải thiện và phát triển sẽ thành công hơn là khen ngợi về khả năng của họ. 3 Điều này cũng có thể áp dụng cho những người trong các đội ngũ chuyên nghiệp của bạn. Trân trọng sự phát triển và quan điểm của người khác cũng như tài năng của họ.

Gắn kết với những người khác

Phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ tương trợ tại nơi làm việc để suy ngẫm và học hỏi. Sử dụng những mối quan hệ này như nền tảng bắt đầu và cơ hội định hướng với đồng nghiệp hoặc trong các đội ngũ. Giao tiếp rõ ràng để kết nối với đồng nghiệp và tạo ra văn hóa cởi mở.

Ra khỏi vùng an toàn của bản thân

Đây là điều bạn có nhiều khả năng sẽ phát triển nhất. Chống lại những định kiến. Thử những điều mới và cởi mở.

Nắm bắt những thử thách mới

Và đừng ngại học hỏi trong lúc làm việc. Không phải lúc nào bạn cũng cần kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn để bắt đầu - việc học hỏi theo thời gian thường hiệu quả hơn và thú vị hơn.

Cá nhân hóa lựa chọn của bạn

Chọn những vùng cần phát triển quan trọng với bạn và tổ chức của bạn. Biến những vùng đó thành của bạn bằng cách lập kế hoạch phát triển khả năng lãnh đạo được cá nhân hóa.

Dùng sự thất bại để phát triển

Việc xem thất bại là một lựa chọn sẽ mang đến cho bạn và đội ngũ quyền chấp nhận rủi ro. Trong môi trường liên tục biến động hoặc thay đổi, những gì từng mang lại kết quả có thể không hữu ích với bạn trong tương lai. Thử nghiệm tạo ra sự đổi mới.

How to shift towards a leadership growth mindset?
Đưa ra và nhận lại ý kiến đóng góp

Phát triển năng lực bằng cách đưa ra và nhận lại ý kiến đóng góp. Ý thức được và chấp nhận môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Dành thời gian để suy nghĩ về tiến độ và ghi lại. Tiếp cận những người khác trong tổ chức và đề nghị họ đưa ra gợi ý chính thức và không chính thức. Sau đó phản hồi họ một cách tích cực và mang tính xây dựng.

Mở rộng

Vận dụng kiến thức vào thực tế thông qua trải nghiệm về độ khó và độ phức tạp ngày càng tăng, đồng thời thúc đẩy bản thân đạt được nhiều thành tựu hơn.

Phát triển hành vi chủ động tìm kiếm sự trợ giúp

Đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ năng "mềm". Chủ động kết nối với người khác cả trong và ngoài nơi làm việc, đồng thời vun đắp các mối quan hệ và mạng lưới.

Học hỏi từ mọi trải nghiệm

Thành công trong quá khứ, hiện tại và tương lai của bạn được xây dựng dựa trên nền tảng của nhau. Lưu ý rằng luôn có điều gì đó để học hỏi từ mỗi trải nghiệm. Bất kể điều gì đó dường như không liên quan đến cơ hội hiện tại, bạn có thể tìm thấy kết nối quan trọng nếu xem xét cẩn thận hoặc suy nghĩ chín chắn.

Không ngừng học hỏi

Việc phát triển sự khao khát học hỏi và mở mang kiến thức luôn hữu ích. Tuy nhiên, đừng chỉ học những kỹ năng mới. Thường có rất nhiều điều mà bạn cũng cần phải bỏ qua. Những cách làm trước đây có thể không còn hiệu quả trong hiện tại hoặc có thể có những cách hiệu quả hơn để thực hiện công việc. Sẵn sàng bỏ qua các hành vi trước đây nếu điều đó giúp bạn tiến lên phía trước.

Cộng tác

Bạn sẽ đạt được thành công nhanh hơn nhờ cộng tác. Thành công hiếm khi xảy ra trong tình trạng cô lập. Cũng hãy nghĩ đến sự đa dạng - nếu xung quanh bạn là những người quá giống mình, bạn sẽ đánh mất sự đa dạng có giá trị trong suy nghĩ. Cộng tác với nhiều người khác nhau để đảm bảo có ai đó luôn đưa ra ý kiến hoặc quan điểm khác biệt.

Thúc đẩy

Khao khát phát triển sự nghiệp của bạn, sự nghiệp của đội ngũ và của tổ chức. Công nhận và khen ngợi người khác.

Đặt ra mục tiêu và chấp nhận rủi ro

Đừng e ngại phá vỡ quy ước. Chỉ vì điều gì đó đã được thực hiện theo một cách nhất định trong một thời gian không có nghĩa là bạn phải làm theo cách đó mãi mãi. Nhờ công nghệ, những cải tiến và quan điểm mới mẻ, bạn có thể tinh giản hoặc tự động hóa các quy trình. Và những thử thách mới là cơ hội, chứ không phải mối đe dọa đến cách làm việc truyền thống.

Có thể bạn quan tâm:

Liên quan

Tìm hiểu cách lãnh đạo một công ty gắn kết.

Tải xuống ngay
1 "Sở hữu "tư duy phát triển" thực sự có ý nghĩa gì", Harvard Business Review, 2016
2 "Với tư duy phát triển, gián đoạn không có nghĩa là phá hủy." NeuroLeadership, 2021
3 "Khen ngợi về trí thông minh có thể hủy hoại động lực và hiệu suất của trẻ", National Library of Medicine, 1998
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Tìm hiểu cách lãnh đạo một công ty gắn kết.

Tải xuống ngay

Bài viết gần đây

Vai trò lãnh đạo | Thời gian đọc: 10 phút

Khả năng lãnh đạo là gì và tại sao lại quan trọng?

Nhà lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo có giống người quản lý không? Bạn có thể học để trở thành nhà lãnh đạo không? Tìm hiểu những yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo và tại sao vai trò lãnh đạo lại quan trọng.

Khả năng lãnh đạo | Thời gian đọc: 6 phút

Lý do việc để phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo lại quan trọng hơn bao giờ hết

Có trở ngại nào khi tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở cấp cao vào vai trò lãnh đạo, cũng như làm cách nào để các tổ chức thực hiện những thay đổi nhằm đảm bảo sự đa dạng ở cấp điều hành? Chúng tôi đã tìm hiểu chủ đề này.

Khả năng lãnh đạo | Thời gian đọc: 6 phút

Lãnh đạo và quản lý: Điểm khác biệt là gì?

Những phẩm chất tạo nên sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý là gì? Và điều gì quan trọng hơn đối với sự thành công của doanh nghiệp - quản lý giỏi hay lãnh đạo giỏi? Tìm hiểu trong bài viết này.