5 chiến lược đã được chứng minh để nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Hoạt động nâng cao kỹ năng của nhân viên có thể là giải pháp cho những thách thức về nhân tài mà công ty gặp phải. Chúng tôi xem xét những lợi ích mang lại khi hỗ trợ nhân viên phát triển, cũng như cách nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng cho họ.

TươNG LAI CủA CôNG VIệC | THờI GIAN đọC: 5 PHúT
How to upskill and reskill your employees?

Trước đây, nhân viên thường chọn một con đường sự nghiệp và gắn bó với con đường đó. Ngày nay, việc có nhiều nghề nghiệp là điều hoàn toàn bình thường. Hoạt động nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng cho các vai trò khác nhau là hình thức phát triển có giá trị. Sau đây là cách chuẩn bị cho nhân viên của bạn sẵn sàng vì một tương lai của công việc đa kỹ năng hơn.

tbc

Tại sao cần nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động?

Khi thế giới dần thích ứng với hiện trạng mới, các tổ chức cũng đang cân nhắc lại những phương thức kinh doanh dường như đã lỗi thời. Khi các công ty đánh giá lại tình huống và cân nhắc phương án thay thế thì nhân viên của họ cũng vậy. Chúng ta cần trang bị cho nhân viên sẵn sàng vì tương lai ngày càng trở nên linh hoạt và thay đổi nhanh hơn bao giờ hết.

Không gian làm việc kết hợp, sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo và lối sống số, ý thức về khí hậu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - tất cả những yếu tố này đang tái định hình bản chất của việc làm. Hơn thế nữa, kinh nghiệm đã dạy chúng ta rằng sự thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào và chúng ta cần sẵn sàng cho mọi tình huống.

Hoạt động nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng cho nhân viên là cách để doanh nghiệp chuẩn bị cho giai đoạn bất ổn cũng như xây dựng khả năng phục hồi. Vì yếu tố này liên quan đến hoạt động đầu tư vào nguồn lực và nhân sự mà bạn đang có thay vì bắt đầu lại từ đầu, nên đây chính là lựa chọn mà ngày càng nhiều công ty đang hào hứng đón nhận.

Theo báo cáo của LinkedIn Learning vào năm 2022 về hoạt động đào tạo tại nơi làm việc, 46% các nhà lãnh đạo mảng Đào tạo và Phát triển khẳng định rằng hoạt động nâng cao kỹ năng và học hỏi kỹ năng mới chính là ưu tiên hàng đầu.1 Một báo cáo từ Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Công nghệ cũng nhấn mạnh xu hướng này, chỉ ra rằng cứ 10 chuyên gia nhân sự thì có đến 7 người tập trung hơn vào hoạt động nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng cho nhân viên trong năm tới.2

Xem video

Xem video

Jennifer McClure là doanh nhân, diễn giả chủ đạo, người hướng dẫn hiệu quả cao kiêm người có tầm ảnh hưởng toàn cầu được ghi nhận đối với tương lai công việc. Cùng lắng nghe ý kiến của Jennifer về hoạt động nâng cao, đào tạo thêm kỹ năng và hơn thế nữa. Xem toàn bộ cuộc phỏng vấn bên dưới hoặc đọc tiếp để biết thêm thông tin.

Các thử thách khi giữ chân nhân viên

Các thử thách khi giữ chân nhân viên

Những năm gần đây đã chứng kiến làn sóng chuyển việc mạnh mẽ. Đại khủng hoảng lao động đã chứng kiến làn sóng người lao động - vốn dĩ bị "tê liệt" bởi sự bấp bênh - đột nhiên được hỗ trợ để theo đuổi sự nghiệp trong mơ hoặc tìm được một công ty có văn hóa doanh nghiệp phát triển và trải nghiệm nhân viên tốt hơn.

Giữ chân nhân viên vẫn luôn là thách thức. Trong bối cảnh thị trường việc làm ngập tràn ứng viên tiềm năng, các công ty đang cạnh tranh bằng mọi ưu thế có thể có để thu hút những nhân tài xuất sắc nhất. Việc đặt cược vào những gói phúc lợi và đặc quyền đã không còn đủ.

Các công ty hàng đầu đang tập trung sâu vào hoạt động kiến tạo và bồi đắp môi trường làm việc có ý nghĩa và hoàn chỉnh, đề cao các giá trị - không chỉ lợi nhuận. Đây là cách thu hút những ứng viên có đam mê và ưu tiên đồng điệu với những giá trị của một môi trường làm việc trong tương lai.

Người lao động tự do chuyển đổi công ty và khám phá cơ hội mới - đây không chỉ đơn thuần là một trò chơi chiếc ghế âm nhạc. Các vị trí tuyển dụng và những kỹ năng cần thiết để đảm nhận cũng đang thay đổi.

Chúng ta đang chứng kiến những biến chuyển về bản chất của công việc, làm thay đổi toàn bộ các ngành nghề và thu hẹp hoặc thậm chí loại bỏ những ngành nghề khác. Trong khi thay đổi là điều không thể tránh khỏi, tốc độ thay đổi không ngừng gia tăng. Trong bối cảnh các mô hình đào tạo và phát triển cũ không còn theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động, vấn đề thiếu hụt kỹ năng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Hành trình đến với văn phòng không giới hạn

Khám phá xem bằng cách nào và tại sao công việc hiệu quả nhất có thể diễn ra ở mọi nơi trong vũ trụ kỹ thuật số.

Lợi ích khi nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Lợi ích khi nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Vậy làm cách nào để khỏa lấp lỗ hổng kỹ năng và tại sao cần bận tâm về vấn đề này? Dưới đây là 5 lợi ích khi nâng cao kỹ năng cho nhân viên.

  1. Xây dựng ranh giới giữa công việc và cuộc sống

    Thậm chí trước đại dịch COVID-19, thiếu hụt kỹ năng đã là mối lo ngại lớn. Năm 2019, một báo cáo do Korn Ferry thực hiện dự đoán rằng vấn đề thiếu hụt kỹ năng có thể khiến các doanh nghiệp bị tổn thất 8,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2030.

    Bằng cách nâng cao kỹ năng cho nhân viên, bạn không chỉ bổ sung các năng lực mới vào bộ kỹ năng của mình thông qua chính những nhân sự hiện tại - những người đã hoàn toàn hòa nhập và thấm nhuần văn hóa công ty.

  2. Giữ chân nhân viên

    Tỷ lệ nghỉ việc ngoài mong muốn không chỉ gây tốn kém về chi phí. Tình trạng này còn làm xáo trộn các mối quan hệ trong nhóm và có thể khiến vị trí bị bỏ trống trong thời gian dài, làm gia tăng áp lực cho những người còn lại. Khi để mất nhân viên có năng lực, bạn cũng mất đi những lợi thế khó thay thế, chẳng hạn như quan hệ kết nối trong ngành và mối quan hệ khăng khít với khách hàng.

    Với chương trình đào tạo và phát triển chất lượng cao nhằm nâng cao kỹ năng của nhân viên, bạn sẽ có lợi thế hơn khi giữ chân những tài năng sáng giá bằng cách thử thách cũng như truyền cảm hứng để họ phát triển cùng công ty.

  3. Sự gắn bó của nhân viên

    Có nhiều bằng chứng cho thấy sự gắn bó của nhân viên mang lại vô vàn lợi ích kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2021 chứng kiến lần đầu tiên mức độ gắn bó của nhân viên giảm trong 10 năm qua - chỉ còn lại 36% nhân viên gắn bó với công việc. May mắn thay, hoạt động phát triển và đào tạo có thể cải thiện đáng kể sự gắn bó của nhân viên, đồng thời trang bị thêm cho họ các kỹ năng và năng lực cho công việc trong tương lai.

  4. Tiết kiệm chi phí tuyển dụng

    Chi phí tuyển dụng một nhân viên mới cao hơn nhiều so với khi giữ chân nhân viên hiện tại. Theo SHRM, chi phí trung bình cho công tác tuyển dụng là gần 4.700 đô la. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, chi phí có thể tăng gấp 4 lần so với mức lương trả cho vị trí đó.

    Nếu nhu cầu tuyển thêm nhân viên bắt nguồn từ vấn đề thiếu hụt kỹ năng thay vì mở rộng quy mô kinh doanh, hoạt động nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng cho đội ngũ hiện tại có thể là giải pháp đầu tư thông minh hơn so với khi tuyển dụng thêm người mới.

  5. Cải thiện thương hiệu công ty

    Khi cân nhắc môi trường làm việc mới, nhân viên sẽ xem xét rất nhiều yếu tố, từ chi tiết thực tiễn (như đi lại thuận tiện hay công nghệ hiện đại) cho đến đặt ra câu hỏi sâu hơn (như liệu giá trị của công ty có phù hợp với bản thân hay không).

    Gallup phát hiện rằng 59% Thế hệ 8x - đầu 10x cực kỳ quan tâm đến cơ hội học hỏi và phát triển khi ứng tuyển một công việc.3 Hỗ trợ nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng sẽ là điểm cộng lớn đối với ứng viên tiềm năng, bởi họ sẽ có thể phát triển bản thân cũng như trình độ chuyên môn nhiều như thành quả mà bạn gặt hái được.

Tìm hiểu kỹ hơn. Xem Jennifer McClure chia sẻ về cách nhà lãnh đạo cần tư duy sáng tạo khi đối mặt với những thách thức về kỹ năng trong tương lai.

Điểm khác biệt giữa hoạt động nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng là gì?

Điểm khác biệt giữa hoạt động nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng là gì?

  • Nâng cao kỹ năng

    Nâng cao kỹ năng là quá trình đào tạo liên tục dựa trên nền tảng kỹ năng hiện có nhằm giúp nhân viên tiến bộ trong lĩnh vực hiện tại của họ. Trong đó có thể bao gồm mục tiêu đạt chứng chỉ chuyên môn hoặc tham gia khóa đào tạo về cách quản lý.

  • Đào tạo thêm kỹ năng

    Đào tạo thêm kỹ năng nghĩa là trang bị cho nhân viên sẵn sàng đảm nhận loại công việc hoàn toàn mới mà không nhất thiết cần đến các kỹ năng chuyên môn hiện tại của họ. Tuy nhiên, những kỹ năng mềm họ đang có vẫn có thể hữu ích.

Nâng cao kỹ năng có thể được xem là hình thức đào tạo và phát triển truyền thống hơn bởi hình thức này đi đôi với mô hình nấc thang nghề nghiệp. Theo đó, nhân viên sẽ phát triển dựa trên lộ trình chuyên môn đã xác định trước.

Đào tạo thêm kỹ năng - nơi nhân viên thực sự bắt đầu lại từ đầu trong một đội ngũ hay phòng ban mới - là xu hướng mới xuất hiện gần đây nhưng không kém phần quan trọng. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì vào năm 2025, 50% số nhân viên sẽ cần được đào tạo thêm kỹ năng. Nghiên cứu vào năm 2021 của PwC chỉ ra rằng có tới 39% nhân viên lo ngại công việc của họ sẽ trở nên lỗi thời trong vòng 5 năm tới.

Sự tiến bộ về công nghệ là động lực chính thúc đẩy những dự đoán này và góp phần định hình nhiều xu hướng làm việc trong tương lai. Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhận thấy những nhiệm vụ có thể được tự động hóa (chẳng hạn như nhập dữ liệu, ghi chép sổ sách và sản xuất dây chuyền lắp ráp trong nhà máy) đang dần được thay thế bằng phần mềm cũng như phần cứng.

Trong khi đó, sự bùng nổ của công nghệ đang tạo ra nhu cầu mạnh mẽ hơn đối với kỹ năng trong các lĩnh vực như phân tích dữ liệu, chiến lược và truyền thông kỹ thuật số.

Con đường sự nghiệp không còn chỉ đơn giản được xác định theo vai trò công việc và cấp bậc trong công ty. Đó là quá trình đồng hành cùng nhân viên để tìm ra điểm giao thoa hoàn hảo.


5 cách bắt đầu nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động

5 cách bắt đầu nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động

Vậy trước bối cảnh liên tục thay đổi này, làm cách nào để trang bị cho nhân viên kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai? Sau đây là 5 cách nâng cao kỹ năng cho nhân viên để bạn bắt đầu.

  1. Đánh giá tổng hợp các kỹ năng của lực lượng lao động và tìm kiếm kỹ năng tiềm năng

    Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là khám phá những kỹ năng mà lực lượng lao động hiện đang có và xác định tiềm năng phát triển hơn nữa của từng kỹ năng đó. Con đường sự nghiệp không còn chỉ đơn giản được xác định theo vai trò công việc và cấp bậc trong công ty. Yếu tố quan trọng hơn nằm ở sự hợp tác với nhân viên để tìm ra điểm giao thoa hoàn hảo giữa tham vọng và năng khiếu của họ với nhu cầu kinh doanh của bạn cũng như những dự đoán trong tương lai.

    Để thực hiện được mục tiêu này, bạn phải đối thoại với nhân viên và có khả năng đánh giá kỹ năng của họ từ góc nhìn toàn công ty, chứ không chỉ bó hẹp trong một phòng ban. Ví dụ: có thể bạn có một nhân viên CNTT với tiềm năng tỏa sáng trong vai trò bán hàng.

  2. Chỉ xem xét bằng cấp học thuật thôi thì chưa đủ

    Khi thị trường việc làm và tuyển dụng thay đổi, tấm bằng đại học dần mang ý nghĩa khác đối với nhà tuyển dụng và thậm chí không còn xuất hiện trong phần mô tả công việc.

    Bằng cấp có thể không cho thấy đầy đủ kiến thức cần thiết cho thế giới việc làm ngày nay. Khi đòi hỏi ứng viên phải có bằng cử nhân 4 năm cùng đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm liên quan, doanh nghiệp càng gặp khó khăn hơn trong quá trình thu hút nhân tài phù hợp.

  3. Tận dụng sức mạnh của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI)

    Công cụ AI có thể hỗ trợ doanh nghiệp lớn hơn sàng lọc nhóm nhân tài và đánh giá kỹ năng của nhân viên một cách nhanh chóng, hiệu quả bằng cách rà soát hồ sơ ứng viên nhằm tìm kiếm từ khóa phù hợp. Những công cụ này cũng trợ giúp nhân viên thể hiện kỹ năng và hoài bão của họ bằng cách cập nhật hồ sơ cũng như thông tin cá nhân.

    Ngoài ra, AI cũng đóng vai trò quan trọng khi cá nhân hóa lộ trình phát triển cho nhân viên và tạo điều kiện cho họ kiểm soát tốt hơn quá trình đào tạo của mình. Báo cáo vào năm 2021 của CompTIA cho thấy 75% các nhà lãnh đạo nhân sự kỳ vọng sẽ tăng cường sử dụng các công cụ cá nhân hóa hoạt động phát triển nhân tài. Với công nghệ phù hợp, quá trình học hỏi trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày của nhân viên. Họ có thể tiếp cận kiến thức một cách liên tục mọi lúc khi cần.

  4. Nhận diện những tài năng sáng giá và cùng nhau xây dựng kế hoạch phát triển

    Trước đây, hệ thống phân cấp thường quyết định tổ hợp các kỹ năng trong một công ty khi nhân viên mới vào làm ở vị trí thấp và sẽ thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp theo lộ trình có thể dự đoán. Trên lộ trình đó, nhân viên sẽ tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.

    Trong bối cảnh thị trường biến động nhanh và không ngừng như hiện nay, hoạt động phát triển nhân viên mang tính cá nhân, đồng thời được định hình thông qua sự hợp tác liên tục giữa nhân tài, quản lý và người hướng dẫn. Cách tiếp cận này cũng ảnh hưởng đến mức độ gắn bó vì bao gồm cuộc trò chuyện có ý nghĩa, toàn diện giữa nhân viên và lãnh đạo về tương lai cùng các ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp.

  5. Phát triển kỹ năng mềm

    Nhờ Đại dịch, chúng ta nhận ra rằng nghị lực con người là rất quý giá và tổ chức cần chủ động hỗ trợ sức khỏe tinh thần của mọi người. Khi hệ thống tự động hóa ngày càng giải quyết số lượng lớn công việc thủ công thường ngày, khía cạnh con người - các kỹ năng mềm như tích cực lắng nghe và tự quản lý - chính là yếu tố mà các công ty đang tìm cách củng cố.

    Ngay cả trong các lĩnh vực mà con người là yếu tố không thể thay thế, những kỹ năng mềm vẫn luôn được săn đón. Theo khảo sát của CompTIA, 41% nhà lãnh đạo nhân sự cho biết các tổ chức của họ sẽ bắt đầu chú trọng phát triển kỹ năng mềm cho nhân viên CNTT hậu đại dịch.

Liên quan

Bước vào hành trình đi qua văn phòng không giới hạn

1 "The Transformation of L&D" (Sự biến đổi trong đào tạo và phát triển), LinkedIn, 2022.
2 "Workforce and learning trends 2021" (Lực lượng lao động và các xu hướng đào tạo năm 2021), compTIA, 2021.
3 "Millennials Want Jobs to Be Development Opportunities" (Thế hệ 8x - đầu 10x muốn công việc trở thành cơ hội phát triển", Gallup, 2016.
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Bước vào hành trình đi qua văn phòng không giới hạn


Bài viết gần đây

Tương lai của công việc | Thời gian đọc: 11 phút

Tương lai của công việc

Công việc trong vũ trụ kỹ thuật số sẽ như thế nào? Mô hình làm việc kết hợp sẽ còn tồn tại không? Mặc dù không thể chắc chắn 100% về những gì sẽ xảy ra phía trước nhưng ít nhất bạn có thể chuẩn bị để tổ chức mình sẵn sàng cho tương lai.

Tương lai của công việc | Thời gian đọc: 12 phút

Cách làm việc kết hợp: chào mừng bạn đến với cách thức làm việc mới

Bạn muốn nhân viên quay lại văn phòng hay họ có thể tiếp tục làm việc tại nhà? Bạn nghĩ sao về việc kết hợp hai hình thức làm việc? Mô hình làm việc kết hợp có thể là cách tốt nhất cho tổ chức của bạn trong tương lai.

Tương lai của công việc | Thời gian đọc: 6 phút

Chúng ta sẽ làm việc như thế nào trong vũ trụ kỹ thuật số?

Từ hoạt động cộng tác trong đội ngũ cho đến văn hóa công ty, sau đây là 5 cách để thiết lập vũ trụ kỹ thuật số cũng như thực tế ảo nhằm thay đổi tương lai của công việc và doanh nghiệp.