Nhân viên mong muốn điều gì? 9 yếu tố chính cần chú ý

Thế giới việc làm về cơ bản đã được định hình lại - không chỉ do đại dịch gần đây mà còn vì thay đổi đối với công nghệ và xã hội. Vậy hiện nay, thế nào là một công việc tốt và làm sao để các tổ chức đem lại công việc tốt?

Sự GắN Bó CủA NHâN VIêN | THờI GIAN đọC: 7 PHúT
Thay đổi trong kỳ vọng của nhân viên

Thay đổi trong kỳ vọng của nhân viên

Trước đây, lựa chọn công ty là quyết định cả đời của mọi người. Giờ đây, chúng ta không còn thông lệ là dành cả sự nghiệp cho một công ty, nhưng trong thời kỳ mà công việc và cuộc sống đan xen chặt chẽ với nhau thì lựa chọn nơi làm việc vẫn là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Nơi làm việc ngày nay không chỉ đơn giản là vị trí địa lý nơi bạn dành một phần thời gian mỗi tuần. Nhiều người trong chúng ta không còn "đi làm" ở văn phòng, mà thay vào đó là đăng nhập vào môi trường làm việc có thể đồng hành với chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân đang ngày càng trở nên mờ nhạt.

Mối liên hệ mật thiết hơn giữa công việc và bản thân chúng ta khiến mọi người chú trọng hơn đến cách công việc ảnh hưởng và đóng góp vào cuộc sống, chứ không chỉ vào tài khoản ngân hàng. Nhân viên không chỉ là đơn vị kinh tế và công ty không chỉ là nguồn thu nhập cho cá nhân. Theo Gartner, 82% nhân viên đồng ý rằng tổ chức của họ cần nhìn nhận họ với tư cách con người, thay vì chỉ là nhân viên.

Mặc dù chúng ta bắt đầu chú ý đến những thay đổi này đối với công việc trong thời gian đại dịch, nhưng đây không chỉ là xu hướng tạm thời. Những thay đổi này chỉ ra một tương lai công việc mà ở đó, công ty gắn liền chặt chẽ hơn rất nhiều với mọi người và cuộc sống của họ, đồng thời mở ra cách thức làm việc do công nghệ hỗ trợ và giá trị đạo đức thúc đẩy.

Vậy xu hướng này có ý nghĩa như thế nào đối với các công ty? Đối với các doanh nghiệp đang muốn tuyển dụng, gắn kết và giữ chân những nhân viên tài năng, họ cần cung cấp trải nghiệm nhân viên cuốn hút ở nhiều góc độ - từ cảm xúc, đạo đức đến xã hội và kinh tế. Lời mời làm việc hấp dẫn phải đem đến cảm giác có mục đích, kết nối về giá trị, hỗ trợ phát triển và đảm bảo sức khỏe toàn diện, dĩ nhiên là cũng cần có lương và phúc lợi cạnh tranh.

Gỡ rối công việc nhờ Workplace

Từ khâu thông báo cho mọi người về kế hoạch quay trở lại văn phòng đến quá trình áp dụng mô hình làm việc kết hợp, Workplace làm cho công việc trở nên đơn giản hơn.

Nhân viên xem trọng điều gì nhất?

Nhân viên xem trọng điều gì nhất?

Mỗi nhân viên đều khác nhau và sẽ có suy nghĩ khác nhau về những gì họ muốn đạt được từ công việc. Trong thế giới lý tưởng, các công ty sẽ có thể điều chỉnh trải nghiệm nhân viên cho phù hợp với từng người, nhưng với hầu hết các công ty thì viễn cành đó là bất khả thi. Tuy nhiên, có một vài yếu tố mà đa số nhân viên có vẻ rất xem trọng. Những yếu tố này nên là ưu tiên với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nhân viên gắn bó và hài lòng.

1. Quan tâm đến sức khỏe toàn diện

Sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên đã trở thành mối lo ngại chính của các công ty kể từ khi COVID-19 bùng phát. Để chăm lo hợp lý cho sức khỏe toàn diện của nhân viên, bạn cần lồng ghép vào văn hóa công ty, chứ không chỉ đầu tư vào những quyền lợi riêng lẻ như đồ ăn sáng hay phiên thiền định (mặc dù nhân viên có thể sẽ thích những quyền lợi này).

Nhân viên muốn biết rằng công ty cam kết đảm bảo sức khỏe, hạnh phục và cảm giác hài lòng của họ trong công việc. Cam kết này có thể đi liền với cam kết phát triển nhân viên, cũng như nâng cao mức độ đa dạng và hòa nhập.

Theo cuộc thăm dò ý kiến gần đây của Gallup, công ty quan tâm đến sức khỏe toàn diện chính là 1 trong 3 tiêu chí hàng đầu mà mọi người tìm kiếm trong công việc, dù họ ở độ tuổi nào. Đối với những người tìm việc thuộc thế hệ Z, đây là ưu tiên số 1. Các công ty cần hành động để đáp ứng mối quan tâm chân thực này bằng cách lắng nghe nhân viên, cũng như những yếu tố tạo thành sức khỏe toàn diện trong đời sống công việc của họ.

2. Kết nối chân thực về giá trị

Khi nhận thấy công việc kết nối với giá trị cá nhân của mình, nhân viên tự nhiên sẽ có xu hướng yêu thích và gắn bó với công việc hơn. Nghĩa là bạn không chỉ tuyển dụng để giá trị của cá nhân và của doanh nghiệp giống nhau nhất có thể, mà còn đảm bảo những giá trị đó thể hiện rõ ràng trong văn hóa công ty.

Văn hóa có liên hệ mật thiết với đạo đức. Theo nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, 85% các Tổng Giám đốc cho rằng văn hóa không lành mạnh dẫn đến hành vi thiếu đạo đức. Trong cùng nghiên cứu này, chỉ 16% người trả lời cho rằng văn hóa là trọng tâm.

Vậy bài học ở đây là gì? Hãy xây dựng văn hóa dựa trên giá trị để củng cố kết nối giữa nhân viên và công việc của họ.

3. Sự đa dạng và hòa nhập

Giữa các biến động xã hội của năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn nói về vấn đề nâng cao quyền tiếp cận việc làm và trải nghiệm ở nơi làm việc cho những nhóm người khác nhau, trong đó có người yếu thế.

Theo Deloitte, những cam kết này vẫn quan trọng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, những cam kết này đã có thêm tầng nghĩa mới đối với nhân viên - liệu họ có thể tin tưởng doanh nghiệp sẽ thực hiện lời hứa hay không, khi mà một thời gian đã trôi qua tính đến nay.

Deloitte khảo sát 1.500 nhân viên xuất thân từ cộng đồng thiểu số và/hoặc có các đặc điểm được bảo vệ. Theo đó, 80% người tham gia cảm thấy có thể tin tưởng công ty mình sẽ thực hiện cam kết đa dạng, bình đẳng và hòa nhập. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần liên tục nỗ lực để duy trì các tiêu chuẩn này ở mức cao.

4. Đào tạo và phát triển

Các công ty và nhân viên của họ đang thay đổi cách nhìn nhận về hoạt động đào tạo. Thay vì là thành phần bổ sung ngoài lề dưới dạng ngày đào tạo hoặc khóa học của bên thứ ba, hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp đang ngày càng đi sâu vào đời sống công việc và các mối quan hệ công việc.

Hoạt động huấn luyện là hình thức phát triển liên tục, có thể trở thành một phần trong văn hóa của tổ chức. Văn hóa huấn luyện có thể góp phần đảm bảo những ưu tiên khác của nhân viên, như khả năng phục hồi, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như mức độ hài lòng trong công việc.

Công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học hỏi và phát triển. Trải nghiệm học tập hấp dẫn dựa trên VR có thể thay đổi mô hình đào tạo từ xa. Ngoài ra, thông qua các công cụ AR, nhân viên có thể trải nghiệm môi trường làm việc phong phú, tích hợp trải nghiệm học tập theo bối cảnh.

5. Cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích, nhưng mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa cuộc sống và công việc có thể dẫn đến rủi ro tạo thành trải nghiệm nhân viên "luôn sẵn sàng làm việc". Công ty cần chú ý đảm bảo nhân viên cảm thấy họ có thể rời khỏi công việc khi hết giờ làm, cũng như cân bằng giữa những ưu tiên cá nhân và yêu cầu đối với vai trò của họ.

Ở khía cạnh tích cực, nhờ làm theo triết lý mới là xem nhân viên như con người toàn diện thay vì chỉ là một vai trò, các công ty bắt đầu cân nhắc đến trách nhiệm cá nhân, sức khỏe và sở thích của nhân viên. Khi tôn trọng nhu cầu có cuộc sống cân bằng của nhân viên, các công ty sẽ có khả năng thu hút và giữ chân nhân viên giỏi cao hơn.

6. Ghi nhận

Một điểm không thay đổi là nhu cầu được trả lương công bằng để ghi nhận công việc đã hoàn thành tốt. Trong những năm gần đây, lương và phúc lợi còn trở nên quan trọng hơn nữa với nhân viên, đặc biệt là do tình hình bất ổn và áp lực kinh tế ngày càng gia tăng. Khảo sát năm 2022 của Gallup cho thấy 64% đánh giá lương và phúc lợi là yếu tố rất quan trọng. Con số này cao hơn so với 41% vào năm 2015.

Chế độ lương thưởng là thành phần không thể thiếu của một công việc xứng đáng. Nhưng nhân viên còn cần được đồng nghiệp và người quản lý công nhận vì những gì đã đóng góp bằng cách thông báo và chúc mừng nỗ lực của họ. Bạn có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua chat hay nền tảng nhân sự.

7. Giao tiếp hiệu quả

Chất lượng giao tiếp là ưu tiên hàng đầu của nhân viên trong đại dịch. Hiện nay, yêu cầu cập nhật thông tin cho mọi người vẫn vô cùng quan trọng vì rất nhiều người đang làm việc từ xa. Nếu như thông tin giao tiếp hiệu quả từ cấp lãnh đạo và quản lý có thể tạo động lực cho nhân viên, cải thiện mức độ hài lòng trong công việc và giảm thiểu xung đột thì chất lượng giao tiếp kém có thể gây tổn hại rất lớn, đặc biệt là với những người làm việc từ xa.

Trong nghiên cứu do Forbes thực hiện, 54% nhân viên từ xa trả lời khảo sát cho biết hoạt động giao tiếp thiếu hiệu quả ảnh hưởng đến niềm tin của họ vào đội ngũ lãnh đạo, trong khi 52% cho biết yếu tố này ảnh hưởng đến niềm tin của họ vào đội ngũ. Các công ty cần duy trì những gì đã làm tốt trong đại dịch, dành thời gian để định kỳ kiểm tra đội ngũ và cá nhân.

8. Sự minh bạch của công ty

Khảo sát của Glassdoor cho thấy cứ 3 nhân viên thì có 1 người muốn công ty của mình minh bạch hơn. Đó có thể là cung cấp thông tin rõ ràng hơn về mục tiêu kinh doanh và tiến độ đạt đến những mục tiêu đó hoặc minh bạch về lương hay phương thức tuyển dụng có đạo đức.

Yêu cầu minh bạch rất dễ thực hiện với những doanh nghiệp dựa trên giá trị hoặc có cách thức hoạt động nhất quán. Nếu chưa có chuẩn mực đạo đức rõ ràn hoặc có tuyên bố giá trị kinh doanh phức tạp và thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp có thể cần suy nghĩ nhiều hơn.

9. Phát triển sự nghiệp

Quá trình thăng tiến trong doanh nghiệp là khía cạnh khác của đời sống công việc đã thay đổi đáng kể trong vòng chưa đến một thế hệ. Thứ chúng ta mất đi không chỉ là lựa chọn công việc trọn đời, mà còn là kỳ vọng thăng tiến trong sự nghiệp thông qua cơ cấu cấp bậc. Các tổ chức thường có cấu trúc phẳng, trong đó mỗi vai trò sẽ thay đổi và thích ứng thay vì thằng tiến thông qua hệ thống cấp bậc cứng nhắc.

Nghĩa là lộ trình phát triển sự nghiệp gắn chặt hơn với quá trình phát triển cá nhân và công việc. Lộ trình phát triển sự nghiệp có thể và nên được điều chỉnh tùy theo thế mạnh, sở thích và ưu tiên của nhân viên cũng như của doanh nghiệp. Chúng ta có thêm không gian để tạo ra vai trò mới hoặc điều chỉnh vai trò hiện tại, cũng như thương lượng trách nhiệm công việc theo từng trường hợp.

Đọc tiếp:

Liên quan

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống ngay
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống ngay

Bài viết gần đây

Giao tiếp trong doanh nghiệp | Thời gian đọc: 7 phút

Chiến lược giao tiếp của doanh nghiệp và lý do các tổ chức cần chiến lược này

Các tổ chức phải suy nghĩ lại về chiến lược giao tiếp khi mọi người bắt đầu làm việc từ xa trong thời kỳ giãn cách xã hội. Giờ đây, khi một số người bắt đầu trở lại nơi làm việc, các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ một lần nữa. Tìm hiểu cách bắt đầu.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Cách thực sự đo lường mức độ gắn bó của nhân viên

Việc đo lường mức độ gắn bó của nhân viên không hề đơn giản. Làm cách nào để biết mọi người có thực sự gắn bó ở nơi làm việc hay không? Khám phá cách đo lường mức độ gắn bó của nhân viên từ các cuộc khảo sát nhanh cho đến số liệu về năng suất.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 9 phút

Động lực làm việc: 7 cách khích lệ nhân viên

Yếu tố gì khích lệ nhân viên hoàn thành tốt nhất công việc của mình? Có phải là tiền không? Sự ghi nhận? Hay công việc có ý nghĩa mới là yếu tố quan trọng hơn? Chúng tôi khám phá yếu tố thúc đẩy mọi người và tìm hiểu những cách khích lệ nhân viên.