Cách xây dựng sự cộng tác nhóm

Thông qua sự hợp tác, nhân viên có thể làm việc khoa học, sáng tạo và hiệu quả hơn. Sau đây là cách xây dựng chiến lược cộng tác hiệu quả trong đội ngũ.

CộNG TáC NHóM | THờI GIAN đọC: 10 PHúT
team collaboration - Workplace from Meta

Sự cộng tác nhóm rất quan trọng bởi vì khi cộng tác hiệu quả, tổ chức của bạn có thể gặt hái được những phần thưởng lớn. Các đội ngũ cộng tác chặt chẽ bao gồm những người giải quyết vấn đề năng động, hiệu quả và đổi mới. Những ưu điểm khác của hoạt động cộng tác bao gồm nhân viên gắn bó và cam kết hơn, hiệu quả làm việc cao hơn và kết quả tài chính được cải thiện.

Nhưng mặc dù nói lý thuyết về tầm quan trọng của hoạt động làm việc nhóm và kỹ năng cộng tác, các tổ chức không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được. Ngay cả trước đại dịch, chỉ có 14% các công ty tự tin rằng những quy trình nội bộ của họ về việc cộng tác và ra quyết định đang hoạt động tốt. Đây là lúc các chiến lược cộng tác hiệu quả xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết.

Cách hỗ trợ nhân viên tuyến đầu cộng tác

Nhân viên tuyến đầu có thể mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Nhưng họ chỉ thực hiện được nếu bạn kết nối và tiếp sức cho họ. Hãy tải danh sách kiểm tra xuống để tìm hiểu cách thực hiện.

Cộng tác nhóm là gì?

Cộng tác nhóm là gì?

Điều quan trọng là phải hiểu rõ cộng tác nhóm là gì và không phải là gì. Sự cộng tác nhóm diễn ra khi những người có các kỹ năng bổ trợ làm việc cùng nhau trong dự án hoặc nhiệm vụ trên tinh thần tập thể và kết nối thực sự. Chính trách nhiệm chung và nỗ lực chung này là sự khác biệt giữa cộng tác và làm việc nhóm.

Cả hai trường hợp đều cùng đề cập đến một nhóm người làm việc hướng đến mục tiêu chung. Nhưng khi làm việc theo nhóm, mọi người đóng góp với tư cách cá nhân. Khi cộng tác với nhau, mọi người cùng nhau khám phá các nhiệm vụ và giải pháp. Quá trình cộng tác nhóm liên quan đến việc đặt ra mục tiêu, quyết định ai làm việc gì, xây dựng các mối quan hệ và giao tiếp dựa trên thảo luận mà không phán xét.

Quá trình này nghiêng nhiều về văn hóa giống như tổ chức, với một số yếu tố quan trọng tạo nên một đội ngũ cộng tác thực sự, đó là sự linh hoạt và cởi mở hơn, ít cái tôi hơn, có tư duy hợp tác hơn.

Và sự cộng tác nhóm phù hợp hoàn hảo với cấu trúc mang tính dân chủ hơn ở nơi làm việc hiện đại - nơi mà câu hỏi truyền thống "bạn làm việc cho ai?" đã được thay thế bằng câu "bạn làm việc với ai?".

team collaboration

Sự cộng tác nhóm hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp.

Những lợi ích của hoạt động cộng tác nhóm là gì?

Những lợi ích của hoạt động cộng tác nhóm là gì?

Các tổ chức nhận ra yếu tố then chốt để thành công là có nhân viên cộng tác với nhau trong công việc - 94% các doanh nghiệp cho biết "tính linh hoạt và sự cộng tác đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của họ". Vậy chính xác thì sự cộng tác nhóm có thể cải thiện công việc bằng cách nào? Sau đây là 5 cách.

  1. Cộng tác nhóm và năng suất

    Theo một báo cáo của Deloitte, tính trung bình, nhân viên làm việc nhanh hơn 15% khi họ cộng tác. Và khi Đại học Stanford thực hiện một loạt nghiên cứu về sự cộng tác, họ phát hiện những người được người khác cư xử như thể họ đang làm việc cùng nhau sẽ kiên trì lâu hơn đến 64% trong một nhiệm vụ khó khăn. Hiệu quả và sự gắn bó cũng tăng lên - mọi người hứng thú và hăng say làm việc hơn, cũng như ít cảm thấy mệt mỏi hơn.

    Và điều thú vị, đặc biệt là khi nhiều đội ngũ tiếp tục làm việc từ xa do COVID-19, là những người tham gia các nghiên cứu này không ở trong cùng một không gian ngoài đời thực. Nghiên cứu này chỉ xem như thể họ đang ở cùng nhau. Bằng chứng cho thấy rõ ràng là sự cộng tác không phụ thuộc vào khoảng cách vật lý.

  2. Sự gắn bó của nhân viên

    Các nhân viên gắn bó có năng suất cao hơn, làm việc đạt hiệu quả cao hơn và có nhiều khả năng ở lại tổ chức lâu hơn. Và hoạt động cộng tác đóng vai trò quan trọng trong sự gắn bó - mọi người thường muốn sử dụng những kỹ năng bổ trợ để giải quyết mọi việc cùng nhau. Nghiên cứu cho thấy người lao động hài lòng hơn đến 20% khi họ có các công cụ hỗ trợ họ cộng tác.

    Mặc dù sự cộng tác có thể làm tăng mức độ gắn bó của nhân viên, điều ngược lại cũng đúng. 86% nhân viên và đội ngũ điều hành cho biết việc thiếu sự cộng tác hiệu quả là một trong những lý do dẫn đến sự thất bại tại nơi làm việc. Vì thế, kỹ năng cộng tác trở thành yếu tố cần thiết tạo nên sự gắn bó của nhân viên - chứ không chỉ là một yếu tố "có cũng tốt".

  3. Sự đổi mới

    Những cách tư duy mới ra đời từ sự cộng tác; các nhân viên trở nên đột phá hơn 60% khi họ cộng tác - và đó không phải là một bất ngờ.

    Các đội ngũ cộng tác tập hợp lại những người có nền tảng khác nhau, với những ý tưởng, trải nghiệm và kỹ năng khác nhau để cùng khám phá những góc nhìn mới. Do làm việc chung, mọi người cảm thấy an toàn hơn khi thử nghiệm và tiếp nhận rủi ro. Hãy giả sử bạn có thể khuyến khích mọi người cộng tác trong cả tổ chức. Trong trường hợp này, bạn có thể phá vỡ tình trạng làm việc tách biệt cản trở sự đổi mới, chia sẻ kiến thức và tìm ra giải pháp phù hợp cho toàn bộ doanh nghiệp - tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bạn.

    Đó cũng không chỉ là vấn đề cộng tác trong phạm vi nơi làm việc: những công ty đổi mới thường phối hợp với khách hàng cũng như đối tác bên ngoài để đồng sáng tạo sản phẩm và dịch vụ.

  4. Chất lượng cuộc sống

    Chất lượng cuộc sống của nhân viên là yếu tố then chốt đối với cả mức độ gắn bó và năng suất - và sự cộng tác nhóm có thể thúc đẩy điều đó bằng cách khích lệ mọi người xây dựng các mối quan hệ, học hỏi cũng như hỗ trợ và hướng dẫn lẫn nhau.

    Sự cộng tác hiệu quả cũng là thành phần quan trọng tạo nên chất lượng sức khỏe tâm thần. Theo MIND - tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần tại Vương quốc Anh, những doanh nghiệp muốn tạo ra môi trường hỗ trợ lẫn nhau nên khuyến khích và ủng hộ văn hóa cộng tác, làm việc nhóm và chia sẻ thông tin.

    Tuy vậy, sự hỗ trợ là chìa khóa ở đây. Mặc dù tình trạng làm việc tách biệt gây nên sự xa lánh, nhưng làm việc theo đội ngũ có thể làm tăng yêu cầu đối với nhân viên và gây cho họ cảm giác lo lắng. Vì vậy, các nhà quản lý cần lưu ý điều này và đảm bảo khối lượng công việc phải trong tầm kiểm soát.

  5. Tuyển dụng và tỷ lệ giữ chân nhân viên

    Vào năm 2025, thế hệ 8x - đầu 10x sẽ chiếm 75% lực lượng lao động toàn cầu, với Gen Z theo sát phía sau. Những công ty có tư tưởng tiến bộ sẽ muốn thu hút và giữ chân những nhân viên giá trị này - và những nhân viên này thì mong muốn sự cộng tác. 38% những người thuộc thế hệ 8x-9x cũng như Gen Z cho biết họ làm việc tốt nhất trong môi trường mà họ có thể tập trung và cộng tác với người khác.

Hãy cùng kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Cộng tác nhóm trực tuyến

Nhiều suy tính xoay quanh hoạt động cộng tác tập trung vào những người ở gần nhau, chẳng hạn như việc tạo bố cục văn phòng mang đến sự cân bằng hợp lý giữa không gian làm việc cộng tác và làm việc riêng tư.

Nhưng mặc dù các vấn đề này ngày càng trở nên quan trọng khi mọi người dần quay lại công ty, nhà quản lý vẫn phải vật lộn với việc duy trì và phát triển đội ngũ cộng tác trong một môi trường đã thay đổi chóng mặt do cuộc khủng hoảng virus corona. Làm cách nào để duy trì sự cộng tác nhóm khi nhiều thành viên vẫn làm việc tại nhà, cách xa nhau hàng kilômet? Làm cách nào để mọi người cộng tác hiệu quả khi họ tối đa hóa các cơ hội làm việc kết hợp và linh hoạt, cùng với khả năng sẽ không có mặt cùng lúc tại nơi làm việc? Kỹ năng cộng tác truyền thống cần phải phát triển.

Người quản lý các đội ngũ toàn cầu có thể đã gặp phải nhiều vấn đề như vậy trước đây và đã khám phá cách vượt qua. Ví dụ: Nhà nghiên cứu Pernille Bjørn và Ojelanki Ngwenyama nói về việc phát triển ý nghĩa chung - thiết lập tiếng nói chung trong các đội ngũ trực tuyến toàn cầu nhằm tránh những sự cố giao tiếp do giả định sai và hiểu nhầm về cách thức làm việc gây ra.

Ý nghĩa chung là một phần của văn hóa cộng tác và dần phát triển khi mọi người tương tác trực tiếp ngoài đời với nhau. Nhưng ở các đội ngũ trực tuyến, ý nghĩa chung cần được thúc đẩy để mọi người cùng hiểu rõ về cách làm việc, từ đó có thể tiếp tục cộng tác. Công cụ giao tiếp - cho phép thành viên đội ngũ có thể biết người khác đang làm gì và tương tác với nhau - là một trong những thành phần nền móng hỗ trợ để mọi người cùng hiểu và đồng thuận, bất cứ lúc nào.

Sau đây là một số bí quyết cộng tác trực tuyến hiệu quả.

Đừng dựa vào email. Để cộng tác với toàn bộ đội ngũ và tránh sự hiểu lầm giữa các thành viên, bạn nên sử dụng công cụ được tạo cho hoạt động liên lạc trong nhóm, thay vì gửi email cho từng người. Đó cũng là cách để trao đổi thông tin về những dự án cộng tác cụ thể riêng rẽ để mọi người không bị lạc trong một hộp thư đầy tràn.

Cung cấp không gian làm việc chung. Một không gian online - nơi đội ngũ có thể cộng tác và chia sẻ tài liệu - là yếu tố cần thiết để cộng tác trực tuyến. Cho dù bạn chọn hệ thống chia sẻ file nào, hãy đảm bảo hệ thống đó tích hợp với các công cụ giao tiếp khác của bạn để mọi người không mất thời gian và khó chịu khi phải đăng nhập nhiều lần.

Gặp gỡ trực tiếp (trên mạng). Thông qua cuộc họp video, đội ngũ sẽ tiếp cận những dấu hiệu phi ngôn ngữ để dựa vào đó mà hiểu ra ý nghĩa tinh tế hơn. Các cuộc họp này cũng là cơ hội tuyệt vời để cùng thảo luận tìm kiếm ý tưởng. Cuộc họp video cũng làm cho mọi người cảm thấy kết nối hơn. Chỉ cần nhìn thấy đồng nghiệp, họ sẽ có cảm giác không bị mất liên lạc.

Dành thời gian để chat. Một số ý tưởng tuyệt vời nhất ra đời trong cuộc trò chuyện giao lưu nơi công sở. Vì thế, các công cụ của bạn cần mang lại không gian trực tuyến để đội ngũ trò chuyện giao lưu. Dù đó là sự thiết lập kênh chat riêng hay chỉ là việc dành ra thời gian cho cuộc trò chuyện phiếm trước và sau buổi họp, bạn đừng cảm thấy mình cần phải sắp xếp cho mọi tương tác. Tạo không gian để cuộc trò chuyện diễn ra.

Đừng giả định. Hiểu lầm có thể dễ xảy ra hơn khi mọi người làm việc trực tuyến. Hãy kiểm tra để đảm bảo mọi người hiểu rõ mục tiêu và vai trò của sự cộng tác. Đảm bảo bạn biết ai sẽ làm gì sau mỗi cuộc họp. Đồng thời, bạn hãy luôn mở các kênh liên lạc để mọi người biết họ có thể đặt câu hỏi mỗi khi cần.

Rào cản đối với hoạt động cộng tác

Gần 40% nhân viên cho rằng mọi người trong tổ chức của họ chưa cộng tác đủ. Vậy thì điều gì đang cản trở họ? Sau đây là một số rào cản thường gặp:

  • Thiếu sự ủng hộ. Mọi người cần hiểu lý do việc cộng tác là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu. Nếu không thấy giá trị trong việc cộng tác, họ có thể nghĩ rằng đó chỉ là khối lượng công việc bổ sung và cảm thấy không thể dành thời gian cho việc đó
  • Giao tiếp kém hiệu quả. Mọi người cần những kỹ năng cộng tác và công cụ phù hợp để cộng tác, đặc biệt trong thế giới làm việc từ xa. Nếu bạn không có công cụ đơn giản để chia sẻ tài liệu hoặc công cụ bạn có không tạo điều kiện cho mọi người trong đội ngũ bày tỏ ý kiến, việc cộng tác sẽ không hiệu quả
  • Văn hóa sai lầm. Sự tin tưởng rất quan trọng trong hoạt động cộng tác. Mọi người cần làm việc trong môi trường mà họ có thể tự do trao đổi ý tưởng và chấp nhận rủi ro mà không bị đổ lỗi. Văn hóa cũng phải cởi mở để mọi người chia sẻ ý tưởng và bày tỏ ý kiến. Sự cộng tác sẽ không phát triển trong nền văn hóa khép kín hoặc tách biệt
  • Thiếu sự hỗ trợ từ cấp quản lý. Các nhà quản lý cần tạo sẵn cơ chế phù hợp cho sự cộng tác văn hóa, cung cấp thời gian, không gian và công cụ để mọi người cộng tác. Tương tự, mọi người cần sự tự chủ trong hoạt động cộng tác. Mặc dù các đội ngũ cộng tác cần cơ chế, họ sẽ không thể làm tốt nếu cảm thấy nhà quản lý liên lục theo dõi mình
  • Không có sự cộng tác văn hóa. Sự cộng tác văn hóa không chỉ là cụm từ trong tin tuyển dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viên mới - mà bạn phải dành tâm sức cho hoạt động này. Nghĩa là bạn không chỉ khuyến khích và tạo điều kiện cho các đội ngũ cộng tác, mà phải đưa nền văn hóa cộng tác vào tất cả các cấp trong tổ chức. Hoàn toàn không để tình trạng tách biệt xảy ra. Người lao động làm việc từ xa và làm việc theo hình thức kết hợp đều cảm thấy gắn bó và hòa nhập. Mọi người ở tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp đều thực sự thích cộng tác
team collaboration

Nhưng làm cách nào để thúc đẩy sự cộng tác nhóm?

Cộng tác có phải là một kỹ năng (và bạn có thể học được) không?

Cộng tác có phải là một kỹ năng (và bạn có thể học được) không?

Cộng tác không chỉ là một hoạt động hoặc quá trình. Đó là cách sống và làm việc. Kỹ năng cộng tác bao gồm giao tiếp, lắng nghe, đàm phán và xây dựng các mối quan hệ cá nhân. Khi sử dụng những kỹ năng này, đội ngũ có thể đạt được sự đồng thuận, ghi nhận sự đóng góp của người khác và duy trì sự cộng tác.

Giữa trí tuệ cảm xúc và sự cộng tác hiệu quả có sự liên kết với nhau. Sự liên kết này đã cho thấy là rất hữu ích với mọi vấn đề, từ việc quản lý xung đột đến xây dựng niềm tin và duy trì nhiệt huyết của mọi người.

Một số người bẩm sinh đã có khả năng tốt hơn về tất cả những điều trên và một số có trí tuệ cảm xúc cao hơn người khác. Nhưng kỹ năng cộng tác có thể được cải thiện nhờ luyện tập. Sau đây là một số cách cải thiện.

Luyện tập cách cộng tác trong một nhiệm vụ. Nhiều nhà sản xuất nội dung chọn cách viết theo cặp để giảm thời lượng chỉnh sửa bản nháp. Đó cũng là cách tuyệt vời để khuyến khích mọi người cộng tác trong đội ngũ.

Một chuyên gia lĩnh vực và người viết (hoặc ai đó cảm thấy muốn viết) ngồi lại với nhau để viết nội dung theo thời gian thực. Nếu làm việc này để thực hành kỹ năng cộng tác, bạn có thể thực hiện sự hoán đổi. Đây là bài học hữu ích về cách trao đổi ý kiến, làm rõ ý nghĩa và xây dựng niềm tin.

Rèn giũa kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe nhau là một kỹ năng cộng tác rất quan trọng. Để thực hành lắng nghe hiệu quả, bạn hãy thử các bài tập lắng nghe thực sự. Bạn có thể thực hiện theo cặp. Một người nói trong khi người kia lắng nghe mà không ngắt lời, kiềm chế mong muốn lấp đầy các khoảng lặng (khó hơn bạn nghĩ đấy!). Người nghe nên đặt câu hỏi, đề nghị người nói làm rõ quan điểm. Sau đó, trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, họ nên tóm tắt lại những gì mà cộng sự của mình đã nói. Hãy sử dụng những kỹ thuật này, không chỉ như những bài tập mà trong cuộc trò chuyện cộng tác mỗi ngày.

Học cách đàm phán. Cộng tác không phải là làm mọi thứ theo cách bạn muốn. Các đội ngũ cộng tác cần rất nhiều sự nhượng bộ và thỏa hiệp. Vì thế, biết cách đàm phán là một kỹ năng quan trọng. Bạn có thể thực hành kỹ năng này bằng cách chia đội ngũ thành từng nhóm và giao cho mỗi nhóm nhiệm vụ tạo ra một thứ gì đó - ví dụ như mô hình bằng giấy. Thử thách ngầm là không nhóm nào có tất cả thiết bị cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của mình - họ sẽ phải thương lượng với các nhóm khác để có thiết bị đó. Bạn có thể thêm yếu tố cạnh tranh bằng cách thưởng cho nhóm hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.

Sự cởi mở là chìa khóa để cộng tác. Đó không chỉ là đặc điểm cá nhân hoặc kỹ năng - đó là yếu tố mang tính tổ chức. Để cộng tác hiệu quả, từng cá nhân cần chấp nhận tầm quan trọng của sự cộng tác văn hóa, cởi mở với những ý tưởng mới và tổ chức của họ cũng nên như vậy. Việc cộng tác sẽ không hiệu quả trong nền văn hóa khép kín, nơi mọi người bảo vệ bí mật của mình một cách đố kỵ.

4 cách cải thiện sự cộng tác tại nơi làm việc

5 cách cải thiện sự cộng tác tại nơi làm việc

  1. Thống nhất chiến lược cộng tác

    Sự thống nhất về một chiến lược cộng tác đóng vai trò trọng yếu để nhận được sự ủng hộ trong tổ chức. Qua đó, nhân viên cùng các bên liên quan thấy công ty bạn hiểu rõ giá trị của kỹ năng cộng tác hiệu quả, cũng như thấy bạn có cam kết đầu tư vào chương trình đào tạo lẫn công cụ cần thiết. Ngoài ra, sự thống nhất cũng cho thấy bạn đã đánh giá tất cả nhu cầu của cá nhân trong toàn tổ chức về vấn đề công cụ và kỹ năng cộng tác hiện có. Bạn nên có sẵn chiến lược cộng tác trước khi chi tiền cho các công cụ cụ thể. Chiến lược đó nên phản ánh những cách làm việc kết hợp hiện tại và được xem xét lại sau mỗi 6-12 tháng.

  2. Xác định những rào cản

    Không có tổ chức nào giống nhau, nên bạn hãy tìm hiểu chính xác yếu tố nào đang kìm hãm hoạt động cộng tác trong công ty bạn. Có phải vì thiếu thời gian? Thiếu sự tin tưởng? Văn hóa hoặc công cụ không đúng? Bạn có thể thực hiện cuộc khảo sát nhanh để đánh giá thái độ đối với sự cộng tác văn hóa và cộng tác nhóm, khám phá các yếu tố nào gây cản trở và thu thập các đề xuất vượt qua những trở ngại đó. Đóng góp ý kiến cho đội ngũ về thông tin bạn khám phá được và giải thích những việc bạn sẽ thực hiện để khuyến khích sự cộng tác.

  3. Đặt mục tiêu rõ ràng cho các đội ngũ cộng tác

    Khi Institute for Corporate Productivity (i4cp) xem xét về sự cộng tác, họ phát hiện rằng mục đích sẽ quyết định việc cộng tác có hiệu quả hay không. Không có mục đích và mục tiêu rõ ràng, đội ngũ sẽ không có trọng điểm để tập trung. Và mọi người có thể cảm thấy quá tải với yêu cầu cộng tác hiệu quả nếu họ không nắm rõ nhà quản lý muốn họ đạt được những gì. Như với bất kỳ dạng làm việc nhóm nào, mục tiêu và kết quả chuyển giao cần được làm rõ ngay từ khi bắt đầu mọi dự án cộng tác.

  4. Ghi nhận và khen thưởng sự cộng tác

    Các tổ chức cần cho thấy họ trân trọng sự cộng tác - nghĩa là khen thưởng nỗ lực của đội ngũ cũng như hiệu quả của từng cá nhân. Khen thưởng công việc: các tổ chức hoạt động đạt hiệu quả cao có khả năng sẽ khen thưởng sự cộng tác cao hơn đến 5,5 lần so với các tổ chức đạt hiệu quả thấp hơn. Nhưng tiền thưởng và các phần thưởng khác thường có cơ cấu xoay quanh thành tựu của cá nhân hơn là của đội ngũ.

    Kevin Martin - Giám đôc Nghiên cứu tại i4cp - chia sẻ: "Thiếu sự khích lệ và phần thưởng là rào cản thường gặp và mạnh mẽ nhất trên con đường đạt đến hoạt động cộng tác hiệu quả." Hãy xem xét các phần thưởng và sự khích lệ, đồng thời đảm bảo bạn luôn ghi nhận sự cộng tác nhóm, từ đó cho thấy bạn trân trọng sự cộng tác nhiều đến mức nào.

  5. Tập trung vào việc chia sẻ kiến thức

    Hơn 80% nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết hoạt động thu thập và chia sẻ thông tin chi tiết của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp đạt được thành công. Đó cũng là yếu tố quan trọng để mang lại sự cộng tác hiệu quả. Trong thực tế, sự cộng tác và chia sẻ kiến thức có vai trò thúc đẩy lẫn nhau.

    Khi có thể nhận thông tin phù hợp lúc cần, mọi người sẽ cảm thấy được hỗ trợ về mặt cá nhân, từ đó việc cộng tác sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hãy sử dụng hệ thống quản lý tài liệu để thực hiện mục đích này và công cụ giao tiếp nhằm tạo điều kiện cho luồng trao đổi thông tin tự do.

Công cụ cộng tác nhóm và cách chọn công cụ phù hợp

Công cụ cộng tác nhóm và cách chọn công cụ phù hợp

Các công cụ rất cần thiết cho hoạt động cộng tác, nhưng làm cách nào để bạn chọn được công cụ phù hợp nhằm mang lại sự cộng tác hiệu quả? Khi xây dựng chiến lược cộng tác, những điểm then chốt cần xem xét bao gồm hồ sơ độ tuổi của tổ chức: 53% những người thuộc thế hệ 8x-9x cho biết họ có nhiều khả năng sẽ chấp nhận công việc hơn nếu công ty sử dụng cùng loại công nghệ giống như họ.

Một yếu tố khác cần xem xét là bạn có bao nhiêu thời gian để đào tạo mọi người cách sử dụng công cụ cộng tác. Họ sẽ bắt đầu nhanh hơn với những thứ mình đã quen thuộc. Những yếu tố khác cần xem xét bao gồm khả năng mở rộng, tiện ích tích hợp với các công cụ khác như phần mềm quản lý tài liệu và quản lý thời gian, cũng như năng lực dịch thuật nếu bạn có nhiều đội ngũ sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần quyết định tần suất xem lại và cập nhật chiến lược cộng tác của mình.

Thực hiện hoạt động cộng tác qua đám mây

Sử dụng đám mây để lưu trữ tài liệu có nghĩa là mọi người có thể làm việc với tài liệu đó ở bất cứ nơi nào và khi nào họ muốn. Như vậy cũng có nghĩa là bạn có thể tạm biệt các tài liệu đính kèm cồng kềnh trong email và tham gia cộng tác một cách bình đẳng. Đây chính là hoạt động cộng tác văn hóa trong thực tiễn.

Đọc tiếp

Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Bài viết gần đây

Làm việc từ xa | Thời gian đọc: 7 phút

Làm việc từ xa: Lợi ích và thách thức

Ngày càng nhiều người trong chúng ta đang và sẽ làm việc từ xa. Khám phá ưu và nhược điểm khi làm việc từ xa và cách khai thác tối đa hình thức này.

Cộng tác nhóm | Thời gian đọc: 8 phút

Cách cộng tác hiệu quả giữa các đội ngũ

Tìm hiểu cách khuyến khích sự cộng tác giữa các đội ngũ, đồng thời nắm rõ cách làm tốt nhất cũng như những khó khăn để tận dụng hiệu quả hơn sự cộng tác giữa các đội ngũ

Cộng tác | Thời gian đọc: 3 phút

Cộng tác đa ngành

Khám phá các bí quyết quan trọng để cải thiện hoạt động cộng tác đa ngành, bao gồm những lợi ích khi có nhiều quan điểm khác nhau và cách cải thiện khả năng làm việc nhóm tại nơi làm việc.