Khi nào lãnh đạo nên nghỉ việc?
Một trong những thách thức lớn nhất mà bạn sẽ gặp phải ở vị trí lãnh đạo là quyết định khi nào nên nghỉ việc. Khi đưa ra quyết định như vậy vào đầu năm nay, Jacinda Ardern - cựu Thủ tướng New Zealand - đã được hoan nghênh vì rời nhiệm sở theo cách đầy lịch thiệp. Nhưng lý do gì đã khiến quyết định nghỉ việc của bà là đúng lúc?
Rời bỏ công việc có thể là quá trình khó khăn và đầy cảm xúc. Nhưng bạn cần hiểu được thời điểm nên rời đi và theo đuổi cơ hội mới nhằm phát triển ở cả phương diện cá nhân lẫn sự nghiệp. Thật vậy, bỏ cuộc đôi khi có thể vừa là bước tiến, vừa là bước lùi. Đối với Jacinda Ardern, kiệt sức là lý do chính khiến bà từ chức. Nhưng quyết định này cũng là vì lợi ích tốt nhất cho đảng chính trị và đất nước.
Để biết khi nào nên nghỉ việc, bạn phải có khả năng tự suy ngẫm, cũng như hiểu sâu sắc về những ưu tiên và giá trị của bản thân. Nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc cao sẽ nhận ra các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải rời bỏ và đưa ra quyết định sáng suốt.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá các yếu tố góp phần tạo nên quyết định rời bỏ vai trò lãnh đạo và tầm quan trọng của thời điểm đưa ra quyết định đó.
Tìm hiểu cách lãnh đạo công ty gắn kết
Tải sách điện tử của chúng tôi xuống để khám phá lý do các Tổng Giám đốc thế hệ mới lại xem trọng mục tiêu, chữ tín, tính xác thực và sự trung thực hơn tất cả.
Thời điểm nên nghỉ việc
Nếu không chắc đã đến lúc nghỉ việc hay chưa, bạn nên dành thời gian suy nghĩ xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của mình? Khi nắm được các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cần rời đi, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt và kiểm soát con đường sự nghiệp của mình.
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến có thể cho thấy đã đến lúc bạn nên từ bỏ vai trò lãnh đạo:
Bạn đã đạt được mục tiêu đề ra
Là nhà lãnh đạo, bạn phải ra đặt mục tiêu rõ ràng cho bản thân và thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của mình. Nếu bạn đã đạt được mục tiêu mình đặt ra trong vai trò hiện tại, có lẽ đã đến lúc chuyển sang xử lý những thách thức mới. Mục tiêu đó có thể là ra mắt dự án thành công, đạt được mục tiêu nghề nghiệp cá nhân hay chỉ đơn giản là cảm thấy bạn đã phát huy tối đa tiềm năng của mình trong vai trò hiện tại. Dù thế nào thì khi bạn nhận ra thời điểm mình đã hoàn thành mục tiêu, đó chính là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên nghỉ việc.
Giá trị và văn hóa của công ty đã thay đổi
Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi quyết định nghỉ việc là liệu các giá trị của công ty có phù hợp với giá trị của bạn hay không. Nếu văn hóa, chính sách hoặc cách làm của công ty không còn phù hợp với niềm tin cá nhân của bạn, bạn sẽ khó cảm thấy thỏa mãn và có động lực trong công việc. Trong trường hợp này, bạn cần đánh giá xem cơ hội ở vị trí hiện tại có xứng đáng để ở lại không hay đã đến lúc bạn rời đi và tìm công ty phù hợp hơn với cả giá trị cá nhân và nghề nghiệp của bạn.
Bạn đã quyết định thay đổi để phát triển ở phương diện cá nhân hoặc thay đổi nghề nghiệp
Sự phát triển cá nhân và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là yếu tố quan trọng trong quyết định nghỉ việc của bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Nếu bạn cảm thấy trì trệ trong vai trò hiện tại hoặc thấy mình phải khám phá cơ hội mới thì có lẽ quyết định đúng đắn là bạn nên nghỉ việc.
Việc cần làm là suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp của bạn, rồi đánh giá xem công việc hiện tại có hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu đó không hay đã đến lúc lùi lại một bước và khám phá cơ hội mới. Quyết định này có thể là chuyển ngành, chấp nhận thách thức mới hoặc đơn giản là tìm kiếm công ty sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn.
Công ty đang trải qua những thay đổi quan trọng hoặc thu hẹp quy mô
Những thay đổi quan trọng trong công ty có thể là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc rời khỏi vị trí lãnh đạo. Nếu công ty bạn làm việc đang tiến hành tái cấu trúc, quyết định ở lại vị trí hiện tại có thể không còn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể cần nghỉ việc để duy trì cảm giác thỏa mãn và mục đích của mình. Bạn cần đánh giá tác động lâu dài của bất kỳ thay đổi nào trong cấu trúc công ty, rồi đưa ra quyết định hỗ trợ bản thân tiếp tục phát triển và thành công trong sự nghiệp.
Bạn nhận được cơ hội tốt hơn
Nhận được cơ hội tốt hơn là lý do hoàn toàn hợp lý để rời khỏi vị trí lãnh đạo. Nếu vai trò mới mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn để hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp, cung cấp thời cơ tuyệt vời hơn để bạn trưởng thành, phát triển, khả năng cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc hoặc đơn giản là mức lương cao hơn, bạn nên cảm thấy tự tin khi đặt sự nghiệp cùng đời sống vui khỏe của chính mình lên hàng đầu.
Thời điểm không nên nghỉ việc
Mặc dù quyết định nghỉ việc có thể đúng đắn trong nhiều trường hợp, nhưng cũng có lúc lại không phải là bước đi tốt nhất. Ví dụ: Nếu gặp phải khó khăn tạm thời, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ hơn là rời bỏ vai trò của mình.
Tình trạng kiệt sức là vấn đề phổ biến mà nhiều nhà lãnh đạo gặp phải. Nếu bạn cảm thấy quá sức, kiệt sức hoặc đơn giản là không theo kịp yêu cầu đối với vai trò của mình, lựa chọn nghỉ việc có vẻ là phương án duy nhất. Tuy nhiên, kiệt sức thường là vấn đề tạm thời và giải quyết được với sự hỗ trợ phù hợp. Ví dụ: Chỉ bằng cách nghỉ ngơi, tìm lời khuyên hoặc đơn giản là thay đổi thói quen làm việc, bạn có thể vượt qua tình trạng kiệt sức, cũng như lấy lại năng lượng và động lực. Quyết định nghỉ việc có thể chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Lý do là bạn có khả năng đối mặt với thách thức tương tự trong vai trò tiếp theo nếu không giải quyết được nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng kiệt sức.
Tương tự, nếu bạn đang gặp phải với những vấn đề tạm thời khác (chẳng hạn như đồng nghiệp khó tính hoặc dự án khó khăn), quyết định nghỉ việc có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Thay vào đó, bạn cần xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và tìm cách giải quyết. Quá trình này có thể bao gồm các hành động như tìm kiếm sự hỗ trợ từ bộ phận nhân sự, nói chuyện với người giám sát của bạn hoặc đơn giản là thay đổi cách bạn nhìn nhận tình huống. Bằng cách vượt qua thử thách này, bạn có thể tăng cường nghị lực và kỹ năng giải quyết vấn đề, từ đó trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.
Cách nghỉ việc: hướng dẫn từng bước
Vậy là bạn đã quyết định đến lúc nên nghỉ việc. Sau đây, chúng tôi sẽ thảo luận về các bước để nghỉ việc một cách đàng hoàng, đồng thời chuẩn bị cho bước chuyển nghề nghiệp tiếp theo.
1. Hành xử chuyên nghiệp
Khi nghỉ việc với tư cách lãnh đạo, bạn cần hành xử chuyên nghiệp và cố gắng tránh gây gián đoạn cho đội ngũ cũng như tổ chức ở bất cứ khía cạnh nào có thể. Nghĩa là bạn nên thông báo đầy đủ, tránh tâm lý tiêu cực và luôn tích cực trong suốt quá trình.
Khi hành động chuyên nghiệp, bạn có thể duy trì danh tiếng của mình và xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, từ đó mang lại lợi ích cho bản thân trong tương lai.
2. Chuẩn bị để đội ngũ thích ứng khi bạn nghỉ việc
Là lãnh đạo, bạn có thể sẽ tác động đáng kể đến đội ngũ của mình khi nghỉ việc. Do đó, bạn phải chuẩn bị để họ thích ứng với tình hình. Hãy chia sẻ về kế hoạch của bạn, trả lời câu hỏi của họ một cách trung thực và hỗ trợ họ hiểu được những thay đổi sẽ xảy ra khi bạn rời đi.
Bạn cũng có thể muốn hỗ trợ thêm cho đội ngũ trong quá trình chuyển đổi, chẳng hạn như trợ giúp họ tìm kiếm lãnh đạo hoặc người huấn luyện tạm thời trong khi chờ đợi người thay thế dài hạn.
3. Xác định những gì bạn cần hoàn thành trước khi rời đi
Trước khi nghỉ việc, bạn phải đánh giá những gì mình vẫn có thể hoàn thành, chẳng hạn như hoàn thành dự án mà bạn đã bắt đầu, thuyết trình hay đào tạo người kế nhiệm.
Bằng cách tập trung vào các trách nhiệm còn lại, bạn có thể đảm bảo rằng mình sẽ hoàn thành vai trò ấy một cách xuất sắc và khiến đội ngũ của bạn cảm thấy được hỗ trợ.
4. Hỗ trợ người kế nhiệm đạt được thành công
Nếu người kế nhiệm đã sẵn sàng tiếp nhận vai trò, bạn có trách nhiệm đảm bảo họ có mọi thứ cần thiết để gặt hái thành công. Nhiệm vụ này có thể bao gồm hoạt động đào tạo, hỗ trợ, cung cấp nguồn lực, cũng như giải thích những thách thức mà người kế nhiệm có thể gặp phải trong vai trò mới.
Bằng cách hỗ trợ người kế nhiệm, bạn có thể góp phần đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và tác động tích cực đến tổ chức.
5. Để lại thành quả tích cực (và tận dụng thành quả đó để tìm kiếm vai trò mới)
Thành quả bạn mang lại ở vai trò nhà lãnh đạo là khía cạnh quan trọng trong danh tiếng nghề nghiệp. Do đó, bạn phải xem xét cách mình có thể tác động tích cực đến tổ chức, chẳng hạn như triển khai sáng kiến mới, tạo ra quy trình hoặc phát triển tài năng.
Bằng cách này, bạn có thể tạo dựng danh tiếng tích cực và tận dụng danh tiếng ấy khi tìm kiếm cơ hội mới. Rốt cuộc, bạn không bao giờ biết khi nào mình có thể cần người giới thiệu trong tương lai.
6. Rời đi trong trạng thái tích cực
Khi nghỉ việc, bạn nên kết thúc công việc một cách xuất sắc và để lại ấn tượng tích cực. Hành động cụ thể sẽ tùy vào văn hóa của công ty bạn - có thể là gửi bản báo cáo cuối cùng hay đưa đội ngũ đi ăn mừng để cảm ơn họ vì đã làm việc chăm chỉ. Ngay cả nỗ lực nhỏ nhất cũng hữu ích khi bạn có thể duy trì các mối quan hệ có khả năng mang lại lợi ích cho mình trong tương lai.
Đọc tiếp:
Bài viết gần đây
Khả năng lãnh đạo | Thời gian đọc: 11 phút
Khả năng lãnh đạo là gì và tại sao lại quan trọng?
Nhà lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo có giống người quản lý không? Bạn có thể học cách trở thành nhà lãnh đạo không? Chúng tôi khám phá những điều tạo nên một nhà lãnh đạo và tại sao khả năng lãnh đạo tốt lại quan trọng đối với doanh nghiệp.
Khả năng lãnh đạo | Thời gian đọc: 7 phút
Lãnh đạo cộng tác là gì và có thể gắn kết các đội ngũ của bạn như thế nào.
Các nhà lãnh đạo cộng tác tin vào việc gắn kết nhiều đội ngũ đa dạng để đạt được mục tiêu của tổ chức, giải quyết vấn đề, ra quyết định và chia sẻ thông tin. Nhưng thực sự cần phải làm gì để trở thành một nhà lãnh đạo cộng tác hơn? Chúng tôi đã tìm hiểu chủ đề này.
Văn hoá | Thời gian đọc: 11 phút
Văn hóa công ty là gì và cách tạo ra tác động tích cực trong tổ chức của bạn.
Khi đại dịch buộc các tổ chức phải thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động, việc xây dựng văn hóa công ty tích cực đã trở thành ưu tiên cấp thiết của các doanh nghiệp ở mọi nơi. Sau đây là cách bạn có thể thực hiện.