Sự lãnh đạo và văn hóa của tổ chức: lý do nhà lãnh đạo không thể phó mặc văn hóa cho bộ phận nhân sự

Nhà lãnh đạo có phải là người tạo ra văn hóa doanh nghiệp không? Hay văn hóa doanh nghiệp định hình nhà lãnh đạo? Sự thật là cả hai yếu tố này đều có phần ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo là nhân tố chính trong việc tạo ra văn hóa tích cực và Trải nghiệm của nhân viên trong tổ chức của họ. Sau đây là lý do.

VăN HóA | THờI GIAN đọC: 7 PHúT
organizational culture and leadership - Workplace from Meta

Khi đề cập đến văn hóa doanh nghiệp, chúng tôi thực sự đang nói về cảm giác làm việc ở một nơi nào đó. Công việc có phải là môi trường mà chúng ta được là chính mình? Chúng ta có cảm thấy kết nối và gắn bó với tổ chức của mình không?

Rất nhiều yếu tố góp phần tạo ra cảm giác này. Chuyên gia lãnh đạo Michael Z Hackman và Craig E Johnson mô tả văn hóa của tổ chức giống như những "bộ lạc" có ngôn ngữ, hệ thống cấp bậc, phong tục, nghi lễ và tín ngưỡng của riêng họ. Bất kỳ ai từng trải qua cú sốc văn hóa doanh nghiệp khi bắt đầu công việc mới sẽ nhận ra sự thật trong nhận định này.

Vì vậy, văn hóa không chỉ hình thành từ đội ngũ lãnh đạo. Văn hóa đến từ đội ngũ tập thể, trong đó nhà lãnh đạo đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo dựng, chia sẻ và sống theo môi trường văn hóa mà họ muốn thấy. Tuy nhiên, dù các nhà lãnh đạo thường nói văn hóa là yếu tố cần thiết, nhưng không phải lúc nào họ cũng ưu tiên hàng đầu. Chỉ 21% doanh nghiệp xác định văn hóa là ưu tiên hàng đầu, vấn đề này đứng sau hiệu quả tài chính, sự đổi mới và nhân tài.

Trên thực tế, như chúng ta sẽ thấy, thành công trong tất cả các việc ưu tiên xuất phát từ môi trường văn hóa tích cực của tổ chức.

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống 6 bí quyết của chuyên gia này để khám phá mối liên hệ giữa sự gắn bó của nhân viên và văn hóa công ty.

Nhà lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng và thay đổi văn hóa như thế nào?

Nhà lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng và thay đổi văn hóa như thế nào?

Một số nhà lãnh đạo luôn gắn liền với văn hóa của tổ chức mình. Dường như họ là người tạo ra văn hóa, trở thành hình mẫu và đưa văn hóa công ty ra thế giới rộng lớn hơn, thậm chí đến mức công ty của họ phải rất nỗ lực để duy trì nét đặc trưng đó nếu họ rời đi.

Hãy nghĩ về việc tính cách của Richard Branson trở thành nền tảng và tác động đến đế chế Virgin của ông ra sao. Khi nhìn ông, chúng tôi nghĩ rằng mình biết cảm giác làm việc cho một trong các công ty của ông là như thế nào. Hay cách Anita Roddick - người sáng lập Body Shop - phát triển văn hóa nhân đạo của trung tâm chăm sóc sắc đẹp thông qua cam kết của cô đối với chủ nghĩa bảo vệ môi trường và nhân quyền. Hoặc Henry Ford - người sở hữu phương pháp sản xuất dây chuyền lắp ráp mang tính cách mạng - đã đặt tên cho triết lý hoàn toàn mới về công việc: "Chủ nghĩa Ford".

Tất nhiên, không phải mọi nhà lãnh đạo đều sáng tạo hoặc nổi tiếng. Trên thực tế, một số người không có gì khác biệt với thế giới bên ngoài đến mức dường như họ có thể thay thế cho nhau. Dù vậy, ngay cả những người ít có sức thuyết phục nhất cũng sẽ được xem là đại diện cho văn hóa của tổ chức họ.

Vì, bất kể thực tế là gì, văn hóa được xem là xuất phát từ vị trí cao nhất. Nhà lãnh đạo nhận sự khen ngợi khi tổ chức được ghi nhận là nơi làm việc tốt và họ bị đổ lỗi khi mọi việc xảy ra sai sót. Theo một nghiên cứu, kiểu lãnh đạo độc hại là nguyên nhân làm giảm 48% nỗ lực làm việc và giảm 38% chất lượng công việc.

Hãy cùng kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Làm thế nào để nhà lãnh đạo tạo ra tác động tích cực đến văn hóa của tổ chức?

Làm thế nào để nhà lãnh đạo tạo ra tác động tích cực đến văn hóa của tổ chức?

Nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và cải thiện văn hóa, đặc biệt là trong thế giới của mô hình làm việc kết hợp sau đại dịch hiện nay. Sự thành công của tổ chức trong việc định hướng cách thức làm việc mới có thể phụ thuộc vào yếu tố này. Sau đây là 6 chiến thuật mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng:

1. Cải thiện trải nghiệm của nhân viên
1. Cải thiện trải nghiệm của nhân viên

Trải nghiệm của nhân viên (EX) là một trong những đòn bẩy mà các nhà lãnh đạo có thể và nên sử dụng để xây dựng văn hóa - đặc biệt là trong thế giới của mô hình làm việc kết hợp không liên tục. Và việc này không chỉ phụ thuộc vào Tổng Giám đốc - tất cả đội ngũ điều hành liên quan đều phải quan tâm đến EX.

EX là việc xây dựng trải nghiệm làm việc có ý nghĩa hơn cho nhân viên bằng cách mang đến cho họ cảm giác thân thuộc. Yếu tố này không giống như sự gắn bó của nhân viên, mà thiên về việc dẫn dắt mọi người đạt được các mục tiêu của tổ chức. EX là yếu tố mà các nhà lãnh đạo cần phải cân nhắc cẩn thận, vì nhận thức của họ về việc này có thể rất khác so với thực tế đang diễn ra: 68% nhà lãnh đạo cảm thấy họ tạo ra môi trường hỗ trợ cho nhân viên, nhưng chỉ có 36% nhân viên đồng ý.

2. Xác định, thực hiện và lan truyền các giá trị tích cực
2. Xác định, thực hiện và lan truyền các giá trị tích cực

Giá trị của tổ chức là yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Những giá trị này có thể hỗ trợ mọi vấn đề, từ thu hút nhân tài mới đến nâng cao trải nghiệm và sự gắn bó của nhân viên. Nhưng giá trị không đến một cách tình cờ. Những tổ chức có nhận thức về văn hóa hiểu rằng không thể xem nhẹ giá trị. Yếu tố này phải được xác định rõ ràng, sau đó vận dụng vào thực tế.

Nhà lãnh đạo là nhân tố then chốt của quá trình này, góp phần quyết định giá trị của tổ chức, xác định chiến lược triển khai và làm sống động các giá trị theo cách cư xử của chính họ.

3. Tăng cường hiệu quả
3. Tăng cường hiệu quả

Nghiên cứu cho thấy rằng sự lãnh đạo hiệu quả - đặc biệt là phong cách lãnh đạo - có thể tác động tích cực đến hiệu quả. Nhà lãnh đạo kiểu chuyển đổi tập trung vào các chi tiết có thể thúc đẩy mọi người và hỗ trợ họ vượt qua thời kỳ biến động. Nhà lãnh đạo kiểu giao dịch tập trung vào cấu trúc và kết quả có thể góp phần làm tăng mức độ hài lòng với công việc và sự gắn bó của mọi người với công ty của họ.

4. Khuyến khích trách nhiệm giải trình và tính minh bạch
4. Khuyến khích trách nhiệm giải trình và tính minh bạch

Sự tin tưởng là yếu tố cần thiết trong văn hóa tích cực của công ty và trải nghiệm tích cực của nhân viên. Bằng cách khuyến khích không khí cởi mở - mọi người chịu trách nhiệm về hành động của mình mà không đổ lỗi, nhà lãnh đạo có thể xây dựng một môi trường văn hóa mà nhân viên cảm thấy họ có thể bày tỏ quan điểm và được lắng nghe.

5. Thúc đẩy sự đổi mới
5. Thúc đẩy sự đổi mới

Nhà lãnh đạo nên thúc đẩy một môi trường mà mọi người cảm thấy an toàn để thử nghiệm và chia sẻ ý tưởng. Tâm lý không ngại thử những điều mới - có quyền tự do thất bại - sẽ thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo. Đây là một trong những cách vô cùng quan trọng mà văn hóa doanh nghiệp tích cực có thể giúp tổ chức vượt lên phía trước trong cuộc cạnh tranh.

6. Xây dựng văn hóa hòa nhập hơn
6. Xây dựng văn hóa hòa nhập hơn

Nhà lãnh đạo có thể góp phần tạo ra môi trường văn hóa làm việc đa dạng, sôi nổi để mọi người cảm thấy tự do là chính mình. Họ có thể thực hiện việc này bằng cách lên tiếng về vấn đề bình đẳng và chịu trách nhiệm về việc tăng sự hòa nhập. Cũng như cải thiện trải nghiệm của nhân viên, điều này có thể tác động lớn đến lợi nhuận sau thuế. Ví dụ: ước tính rằng việc tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên nữ thêm 5% - trong một công ty có 50.000 nhân viên mà một nửa là nữ - có thể tiết kiệm cho công ty tiền triệu trong một năm.

Văn hóa ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo như thế nào?

Văn hóa ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo như thế nào?

Lịch sử doanh nghiệp rải rác những câu chuyện về các Tổng Giám đốc "hạ cánh vào" - và "rơi tự do khỏi" những công ty có văn hóa không phù hợp với họ. Nguyên nhân là do văn hóa và sự lãnh đạo là con đường hai chiều. Phong cách lãnh đạo phù hợp với một môi trường văn hóa này không nhất thiết sẽ hiệu quả ở môi trường văn hóa khác.

Trên thực tế, nhà lãnh đạo có thể nhận thấy rõ là môi trường văn hóa cố hữu sẽ trở thành rào cản khi họ chuyển đến một tổ chức mới. Những ý tưởng mới có thể sẽ khó thực hiện được nếu đã có một cách làm "ăn sâu bám rễ". Do đó, cần có sự linh hoạt. Đơn giản là sẽ không hiệu quả nếu cố gắng áp đặt phong cách lãnh đạo cho một tổ chức thực sự không phù hợp với phong cách đó.

Tương tự, những nhà lãnh đạo làm việc trong tổ chức toàn cầu sẽ phải thích ứng và xây dựng kỹ năng lãnh đạo đa văn hóa để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp ở các quốc gia khác.

Nếu muốn thay đổi văn hóa, trước tiên nhà lãnh đạo cần quan sát và hiểu về văn hóa đã tồn tại ở môi trường đó. Một số lĩnh vực cần tập trung:

• Công việc hàng ngày: có kiến thức sâu sắc về cách thức hoạt động của tổ chức và sự năng động của tổ chức là yếu tố cần thiết cho những nhà lãnh đạo muốn tạo ra ảnh hưởng về văn hóa. Tuy nhiên, đó là lĩnh vực có thể cải thiện. Theo nghiên cứu của OC Tanner, chỉ 54% nhân viên cho rằng lãnh đạo thực sự biết công việc của họ là gì.1

Tìm hiểu chi tiết về ngày làm việc của đội ngũ không phải là việc quá khó khăn đối với nhà lãnh đạo, nhưng có thể là chặng đường dài để hiểu và bắt đầu định hình lại văn hóa.


• Xây dựng mối quan hệ: các mối quan hệ bền chặt là nhân tố quan trọng đối với văn hóa tích cực của công ty. Hoạt động giao tiếp cởi mở, thường xuyên là điều cần thiết đối với những nhà lãnh đạo muốn xây dựng mối quan hệ giữa họ và nhân viên của mình. Việc này không nhất thiết đồng nghĩa với các bài phát biểu và thuyết trình chính thức, mà thông qua những việc làm nhỏ như phản hồi bài viết của nhân viên trong nhóm chat. Mỗi lần tương tác là cơ hội để nhà lãnh đạo thể hiện những hành vi mà họ muốn lồng ghép vào văn hóa.


• Tiếp nhận và hành động dựa trên ý kiến đóng góp: nhà lãnh đạo phải hiểu được cảm giác của mọi người khi làm việc cho một tổ chức và nơi cần thay đổi văn hóa. Một cách để thực hiện việc này là kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến thông qua mẫu hoặc khảo sát và cuộc thăm dò ý kiến. Nhưng tiếp nhận phản hồi là chưa đủ. Để xây dựng lòng tin, nhà lãnh đạo cần phải hành động theo những phản hồi đó.


Văn hóa lãnh đạo là gì?

Văn hóa lãnh đạo là gì?

Các cuộc thảo luận về vai trò lãnh đạo và văn hóa thường tập trung vào mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng khác của văn hóa là cách các nhà lãnh đạo tương tác với nhau, cũng như thái độ và giá trị nào làm cơ sở cho công việc của họ. Văn hóa lãnh đạo sẽ lan truyền từ trên xuống và có tác động to lớn đến văn hóa của những bộ phận khác trong tổ chức.

Có rất nhiều lý thuyết về cách hoạt động của văn hóa lãnh đạo. Mô hình lãnh đạo văn hóa năng động (DLC) thường được sử dụng trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe, tập trung vào việc làm thế nào để tất cả các cấp quản lý trong tổ chức có thể làm việc hài hòa với nhau. Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo thảo luận về 3 kiểu văn hóa lãnh đạo: Phụ thuộc - những người có thẩm quyền được cho là chịu trách nhiệm lãnh đạo; Độc lập - vai trò lãnh đạo đến từ chuyên môn cá nhân; và Phụ thuộc lẫn nhau - xem vai trò lãnh đạo có tính tập thể hơn.

Dù là dựa trên mô hình nào, văn hóa lãnh đạo có thể trở nên tích cực hoặc tiêu cực. Môi trường văn hóa tiêu cực không khuyến khích sự kết nối. Nhưng văn hóa lãnh đạo tích cực tập trung vào việc kết nối mọi người với tổ chức, cho họ cảm giác thân thuộc và phát triển kỹ năng lãnh đạo. Bằng cách này, họ truyền bá văn hóa lãnh đạo và trải nghiệm tích cực của nhân viên trong toàn tổ chức, giúp tổ chức phát triển và lớn mạnh.

Đọc tiếp

Đọc tiếp

Hãy cùng kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Liên quan

Khám phá tất cả các tin mới nhất của Workplace trên trang Tin tức

Tìm hiểu thêm
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Khám phá tất cả các tin mới nhất của Workplace trên trang Tin tức

Tìm hiểu thêm

Bài viết gần đây

Văn hoá | Thời gian đọc: 11 phút

Văn hóa tại nơi làm việc: Cách tạo ra nền văn hóa tích cực và thúc đẩy năng suất

Văn hóa tại nơi làm việc thậm chí còn quan trọng hơn trong thế giới làm việc từ xa và kết hợp. Tìm hiểu văn hóa công ty có ý nghĩa gì và cách cải thiện.

Văn hóa | Thời gian đọc: 8 phút

Các giá trị của tổ chức là gì và vì sao lại quan trọng?

Giá trị của tổ chức có thể định hướng cho nhân viên và là lý do để khách hàng tin tưởng. Tìm hiểu cách phát triển và truyền đạt các giá trị của tổ chức.

Văn hóa | Thời gian đọc: 8 phút

Bốn loại văn hóa của tổ chức: loại văn hóa nào tốt nhất cho doanh nghiệp?

Danh tính doanh nghiệp là sự kết hợp độc đáo giữa các nền văn hóa của tổ chức. Đây là cách xác định và tận dụng điểm mạnh của các nền văn hóa đó.