Lãnh đạo và quản lý: Điểm khác biệt là gì và tại sao lại quan trọng?

Những phẩm chất và kỹ năng tạo nên sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý là gì? Và điều gì quan trọng hơn đối với sự thành công của doanh nghiệp - quản lý giỏi hay lãnh đạo giỏi? Hãy cùng tìm hiểu.

KHả NăNG LãNH đạO | THờI GIAN đọC: 6 PHúT

Khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý khác gì nhau?

Mọi người thường hiểu nhầm rằng khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý là như nhau.1 Nhưng dù nhiều người dùng 2 cụm từ này thay thế cho nhau thì việc quản lý và việc lãnh đạo là 2 hoạt động rất khác nhau, cũng như đòi hỏi các kỹ năng khác nhau để làm tốt công việc.

Lãnh đạo trong doanh nghiệp là ý tưởng khá mới, nổi lên từ tình trạng khẩn cấp của các tổ chức lớn trong thế kỷ trước. Nhà quản lý và đội ngũ quản lý chịu trách nhiệm giữ cho các đội ngũ riêng biệt vận hành trong một doanh nghiệp đa diện hoặc phức tạp.

Tìm hiểu cách lãnh đạo một công ty gắn kết

Tải xuống sách điện tử của chúng tôi để khám phá lý do các Tổng Giám đốc thế hệ mới lại xem trọng mục tiêu, chữ tín, tính xác thực và sự trung thực hơn tất cả.

Trong mô hình này, nhà quản lý nơi làm việc hiện đại sẽ lên kế hoạch, tổ chức, duy trì và điều tiết. Họ là người chỉ đạo đội ngũ thực hiện công việc của mình để đạt được mục tiêu của tổ chức. Và họ biết mình phải làm gì vì họ đã đặt ra những trách nhiệm được chỉ định cho vai trò của họ.

Công việc lãnh đạo chủ yếu là về mục tiêu cuối cùng và ít liên quan đến việc phải đạt được điều đó theo cách định trước và có cấu trúc. Theo tác giả và giáo sư John Paul Kotter, khả năng lãnh đạo là việc đặt ra định hướng thông qua tầm nhìn. Nhà lãnh đạo giỏi là người có thể khích lệ và truyền cảm hứng, nhận ra giá trị ở mọi người, cũng như làm họ phấn khích bằng cách tạo ra tầm nhìn mà họ muốn đạt được.

Nói cách khác, công việc của nhà quản lý mang tính chức năng (đạt được kết quả có thể định lượng qua cấu trúc và quy trình), còn công việc của nhà lãnh đạo mang tính tầm nhìn (khích lệ những người đi theo bằng cách hướng họ theo các giá trị chung của tổ chức).

So sánh kỹ năng quản lý và kỹ năng lãnh đạo

So sánh kỹ năng quản lý và kỹ năng lãnh đạo

Vậy thì điều gì làm nên sự khác biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo? Họ đều là nhân tố thiết yếu đối với thành công của doanh nghiệp nhưng hiếm ai có cả 2 phẩm chất này.

Bên dưới là danh sách các phẩm chất cần có của nhà quản lý giỏi và nhà lãnh đạo giỏi:

Phẩm chất của nhà quản lý giỏi

Nghị lực

Độ ổn định

Quyết đoán

Tinh thần trách nhiệm

Phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi

Trung thực và liêm chính

Sức lôi cuốn

Đồng cảm

Tinh thần tích cực

Những phẩm chất này là yếu tố cơ bản làm nên nhà quản lý hay nhà lãnh đạo. Nhà quản lý giỏi am hiểu việc tổ chức và xử lý thay đổi, còn nhà lãnh đạo giỏi thường dễ dàng giao tiếp và có các kỹ năng con người thiên phú.

Nhưng tin tốt là ngay cả nếu bạn không có tất cả các phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo hay nhà quản lý bẩm sinh thì bạn vẫn có thể học các kỹ năng cần thiết để làm tốt vai trò của mình hơn.

Hãy xem một số kỹ năng quan trọng làm nên nhà quản lý giỏi so với kỹ năng làm nên nhà lãnh đạo giỏi.

Nhà quản lý giỏi có kỹ năng gì?

Các kỹ năng của nhà quản lý giỏi

Các kỹ năng của nhà quản lý giỏi

  • Tập trung vào mục tiêu

    Nhà quản lý giỏi tập trung vào mục tiêu và đặt ra cho đội ngũ định hướng cùng với mục đích để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả. Nghĩa là họ cần có kỹ năng tổ chức tốt, bao gồm khả năng quản lý lịch trình, chia chiến lược thành các mục tiêu nhỏ hơn và làm việc theo cách nhất quán, tiến bộ nhằm đạt được mục tiêu lớn hơn.

  • Chỉ đạo và phân chia công việc

    Là nhà quản lý, bạn không thể làm mọi việc. Vậy nên, bạn sẽ chịu trách nhiệm phân chia công việc cho nhóm của mình và đảm bảo mọi việc được thực hiện đúng giờ, theo đúng tiêu chuẩn. Kỹ năng phân chia và chỉ đạo công việc là vô cùng cần thiết trong việc tinh giản quy trình và đảm bảo một số đội ngũ đạt được mục tiêu lớn theo cách hiệu quả.

  • Quản lý quy trình

    Nhà quản lý hiệu quả nhận ra các cách để cải thiện quy trình kinh doanh từ bước đầu cho đến khi kết thúc. Họ có thể phân tích, giám sát và liên tục tối ưu hóa để tạo ra cách làm việc hiệu quả hơn. Nhà quản lý giỏi sẽ học hỏi để mài giũa kỹ năng này thông qua trải nghiệm, tư duy phản biện và những lần mắc sai lầm

  • Khả năng quản lý con người

    Không chỉ nhà lãnh đạo mới cần kỹ năng con người tuyệt vời. Một phần quan trọng trong công việc quản lý là tổ chức và truyền đạt các thông tin quan trọng đến nhóm của bạn. Bạn cũng nên nhận biết được khi nào mọi người cần thêm sự hỗ trợ và cung cấp cho họ công cụ để làm việc hiệu quả.

Các kỹ năng của nhà lãnh đạo giỏi

Các kỹ năng của nhà lãnh đạo giỏi

  • Khả năng tạo ra tầm nhìn

    Dấu hiệu đầu tiên của nhà lãnh đạo giỏi là khả năng tạo ra một tầm nhìn rõ ràng, mang tính chiến lược về tương lai để mọi người muốn làm theo đó. Tầm nhìn này có thể đến từ khả năng tư duy đổi mới nhưng phải bắt nguồn từ loạt giá trị rõ ràng thì đội ngũ lớn hơn mới có thể tiếp cận được.

  • Khả năng truyền cảm hứng

    Nhà lãnh đạo giỏi không chỉ cần có tầm nhìn chiến lược rộng mà còn cần kỹ năng khuyến khích mọi người ủng hộ tầm nhìn ấy. Để thực hiện, nhà lãnh đạo cho mọi người thấy rõ vai trò của họ trong bức tranh toàn cảnh.

  • Kỹ năng giao tiếp

    Từ việc trò chuyện tương tác cho đến khả năng lắng nghe chủ động và ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng giao tiếp để lãnh đạo là điều không thể thiếu ở nhà lãnh đạo giỏi. Nếu không có quá trình giao tiếp, nhà lãnh đạo khó có thể truyền cảm hứng và trao quyền cho những người đi theo mình để họ thấy được toàn bộ tiềm năng của tầm nhìn sáng tạo kia.

  • Khả năng thách thức

    Quá trình lãnh đạo không thể thiếu việc chấp nhận rủi ro. Và trong môi trường nhịp độ nhanh, liên tục thay đổi hiện nay, khả năng thách thức chuẩn mực cũng như tìm ra những cách mới mẻ và thay thế để thực hiện nhiệm vụ là kỹ năng nhà lãnh đạo giỏi cần trau dồi.

Ai quan trọng hơn: nhà lãnh đạo hay nhà quản lý?

Ai quan trọng hơn: nhà lãnh đạo hay nhà quản lý?

Câu trả lời là không ai cả. Cả 2 vai trò đều quan trọng như nhau vì họ hỗ trợ lẫn nhau. Bên dưới là một số cách thức chính để nhà quản lý và nhà lãnh đạo hợp tác nhằm thúc đẩy thành công của doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo đổi mới, nhà quản lý tổ chức

Nhà lãnh đạo đổi mới, nhà quản lý tổ chức

Vai trò của nhà lãnh đạo là đưa ra các ý tưởng mới mẻ và tạo lập tầm nhìn rộng lớn cho công ty, còn nhà quản lý là người phân tích ý tưởng lớn đó thành những bước chủ động nhỏ hơn. Nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, còn nhà quản lý gắn tầm nhìn ấy với mục tiêu cuối cùng và tính toán đến mọi thứ – từ nhân viên và quy trình làm việc cho đến tiềm năng lợi nhuận và mục tiêu.

Nhà quản lý duy trì, nhà lãnh đạo phát triển

Nhà quản lý duy trì, nhà lãnh đạo phát triển

Công việc của nhà quản lý là duy trì tính cấu trúc. Họ đảm bảo mọi người thực hiện các hoạt động hàng ngày trơn tru và trợ giúp tránh sự hỗn loạn. Nhưng nếu nhà quản lý giỏi làm việc một mình thì doanh nghiệp sẽ vận hành trơn tru nhưng chưa chắc sẽ phát triển. Do đó, doanh nghiệp cần có nhà lãnh đạo để tạo ra lực đẩy phát triển mà nhà quản lý có thể triển khai để đưa công ty tiến xa hơn.

Nhà quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc, nhà lãnh đạo tập trung vào con người

Nhà quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc, nhà lãnh đạo tập trung vào con người

Về mặt nhân viên, nhà quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc của các đội ngũ bên trong tổ chức. Họ cần đảm bảo các cá nhân làm việc hiệu quả, được hỗ trợ đầy đủ và được cung cấp công cụ phù hợp.

Nhưng nhà lãnh đạo cần tiếp cận với nhân viên ở mức độ cá nhân hơn, khuyến khích họ cố gắng hơn nữa và truyền cảm hứng cho họ phát triển kỹ năng trong quá trình làm việc để đạt được tầm nhìn của công ty.

Nhà quản lý có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi không?

Nhà quản lý có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi không?

Nhà quản lý có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi không?

Các nhà quản lý xuất sắc nhất chính là những nhà lãnh đạo. Nhưng 2 vai trò này không phải là một. Khi trở thành nhà quản lý, bạn đảm nhận 1 vai trò cụ thể trong công ty và cần thực hiện một số trách nhiệm nhất định. Mặt khác, mọi người có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo ở bất cứ giai đoạn sự nghiệp nào.

Bạn không cần có chức danh cụ thể hay đạt đến mức độ thâm niên nhất định để trở thành nhà lãnh đạo. Nhưng nếu bạn giữ vai trò quản lý thì một số kỹ năng bạn đang sử dụng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp với mọi người) có thể giúp bạn bước vào lộ trình trở thành nhà lãnh đạo.

Dù vị trí của một người trong tổ chức là gì thì người đó cũng không thể phát triển khả năng lãnh đạo tốt sau một đêm. Đây là một quá trình tiến lên dần mà những người muốn thăng tiến trong sự nghiệp nên cống hiến để theo đuổi càng sớm càng tốt trong sự nghiệp của họ.

Hãy đọc blog của chúng tôi về chủ đề phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả để trợ giúp bạn xác định các đặc điểm chính mà bạn cần có để đạt đến cấp độ ảnh hưởng tiếp theo trong sự nghiệp của mình.

Hãy luôn kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

1 ”Lãnh đạo và quản lý - Hiểu rõ sự khác biệt để đạt được thành công". Therese Fauerbach, chiefexecutive.net, 2014:

Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Bài viết gần đây

Vai trò lãnh đạo | Thời gian đọc: 10 phút

Khả năng lãnh đạo là gì và tại sao lại quan trọng?

Nhà lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo có giống nhà quản lý không? Bạn có thể học để trở thành nhà lãnh đạo không? Tìm hiểu những yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo và tại sao vai trò lãnh đạo lại quan trọng.

Văn hóa | Thời gian đọc: 10 phút

Văn hóa: Cách tạo ra nền văn hóa tích cực và thúc đẩy năng suất

Văn hóa tại nơi làm việc thậm chí còn quan trọng hơn trong một thế giới làm việc từ xa và làm việc kết hợp. Tìm hiểu văn hóa công ty có ý nghĩa gì và cách cải thiện.

Văn hóa | Thời gian đọc: 10 phút

Lý do sự đa dạng và hòa nhập lại quan trọng hơn bao giờ hết

Sự đa dạng và hòa nhập là gì và tại sao lại quan trọng tại nơi làm việc? Chúng tôi tìm hiểu lý do các công ty lớn quan tâm đến những vấn đề quan trọng này.