6 kỹ năng thiết yếu cho tương lai của công việc

TươNG LAI CủA CôNG VIệC | THờI GIAN đọC: 6 PHúT
What skills should employees have in the future of work?

Để xoay sở trong thời đại kỹ thuật số, bạn cần có kỹ năng liên quan đến con người. Sau đây là lý do "kỹ năng mềm" đang trở thành trọng tâm tại nơi làm việc của tương lai.

Đại dịch Covid đã biến hoạt động phát triển và đổi mới công nghệ thành ưu tiên, đồng thời đưa chúng ta tiến vào giai đoạn mà nhiều người xem là thời kỳ có tiềm năng to lớn. Ví dụ: Theo ước tính, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp GDP toàn cầu tăng 26% vào năm 2030.1

Tuy nhiên, sự thay đổi này đòi hỏi nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải hình dung lại cách tổ chức của họ vận hành hàng ngày, trong đó có cách nhân viên làm việc cũng như các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc trong tương lai.

Báo cáo Tương lai của việc làm từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) nhận định rằng đến năm 2025, 50% nhân viên sẽ cần học thêm kỹ năng. Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát của PwC với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo mảng nhân sự, chỉ 26% trong số họ đồng ý mạnh mẽ rằng mình có thể xác định rõ ràng các kỹ năng cần có để thích nghi với quá trình thay đổi công nghệ.

Xem video
Xem video

Để tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố con người hiện đang đóng vai trò thiết yếu đối với thành công của doanh nghiệp, chúng tôi đã phỏng vấn Ben Eubanks - Chuyên gia phân tích chính tại Lighthouse Research & Advisory. Anh chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình về các kỹ năng cụ thể mà nhân viên cần có để vận hành nơi làm việc của tương lai. Xem toàn bộ cuộc phỏng vấn ở phần bên dưới hoặc đọc tiếp để biết thêm thông tin.

Kỹ năng cho việc làm trong tương lai

Kỹ năng cho việc làm trong tương lai

Nhu cầu bổ sung kỹ năng mới nảy sinh vì cả yếu tố Ở đâu (vị trí) lẫn Bằng cách nào (quá trình) của trải nghiệm nhân viên đều đã thay đổi rất nhiều trong đại dịch Covid.

Vì sự gián đoạn ban đầu xuất phát từ chỉ thị làm việc tại nhà và giãn cách xã hội nên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tập trung vào những giải pháp làm việc bền vững: linh hoạt và có chủ ý hơn. Các giải pháp này sẽ thúc đẩy tính hòa nhập, tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả cùng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Giờ đây, văn phòng của nhân viên làm việc từ xa và làm việc kết hợp có thể là trong trụ sở chính của công ty, trên bàn bếp hay thậm chí ở quán cà phê. Thực tế này đặt ra thử thách mà nhân viên tuyến đầu đã và đang phải xoay sở trong nhiều năm: duy trì kết nối khi ở xa văn phòng chính. Tuy nơi làm việc của nhân viên từ xa vẫn giữ nguyên nhưng cách thức vận hành có thể sẽ rất khác sau đại dịch Covid. Vì nhân viên hiện có thể dễ dàng truy cập vào thông tin phân tích dự đoán và dữ liệu theo thời gian thực, cũng như sử dụng các ứng dụng di động cùng hệ thống thanh toán không tiền mặt, nên bối cảnh ngày làm việc của họ cũng thay đổi, đồng thời nhu cầu am hiểu công nghệ tăng lên gấp bội.

Nhân viên tuyến đầu và đồng nghiệp bàn giấy cần có một số kỹ năng nhất định để thích nghi với tình hình mới. Tuy nhiên, với tốc độ tiến bộ kỹ thuật số như hiện tại, dự kiến cách làm việc truyền thống sẽ phải trải qua sự gián đoạn ở phạm vi lớn hơn.

Theo ước tính của báo cáo Tương lai của việc làm từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2025, sự thay đổi trong tỷ lệ phân công lao động giữa con người và máy móc sẽ làm giảm 85 triệu việc làm, nhưng sẽ tạo thêm 97 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là thị trường việc làm có thêm hay ít đi vị trí cần tuyển. Khi công nghệ kỹ thuật số và AI xuất hiện trong mọi ngành, nhà lãnh đạo phải chuẩn bị cho sự thay đổi. Các vai trò hiện có sẽ thay đổi, từ đó nhu cầu đối với nhân viên cũng khác đi. Do đó, hoạt động nâng cao và đào tạo thêm kỹ năng trở thành ưu tiên.

Hệ thống tự động hóa đang làm giảm nhu cầu đối với các nhiệm vụ thủ công, lặp lại và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, công nghệ này chưa sử dụng đến lực lượng lao động robot để thay thế con người, mà đang đòi hỏi những kỹ năng mềm lâu nay vốn bị bỏ qua vì không cần thiết. Theo Eubanks, các kỹ năng cần có cho công việc trong tương lai chính là kỹ năng "đậm tính con người".

Anh cho biết: "…mỗi khi áp dụng hệ thống tự động hóa - dù là hệ thống tự động hóa cơ khí hay kỹ thuật số thì công việc còn lại sẽ liên quan đến con người nhiều hơn đôi chút so với trước đây. Công nghệ này giảm bớt nhiệm vụ mang tính máy móc không mấy thú vị và để lại những công việc đòi hỏi kỹ năng con người. Nhờ đó, chúng ta có thể thực sự tập trung vào những gì quan trọng nhất, xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn và thực hiện các công việc sáng tạo nhất."

Để tìm hiểu thêm về kinh nghiệm do Eubanks đúc kết, hãy xem video này để lắng nghe anh thảo luận về tính chất con người trong các kỹ năng ở thời đại số.

Các kỹ năng quan trọng nhất cho tương lai của công việc là gì?

Các kỹ năng quan trọng nhất cho tương lai của công việc là gì?

Theo nhận định của McKinsey, "kỹ năng xã hội, cảm xúc và kỹ năng nhận thức cao hơn" sẽ ngày càng quan trọng trong tương lai. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng bạn cần nhiều hơn thế để thành công. Thái độ cũng đóng vai trò quan trọng. Nói cách khác, đó là cách nhân viên tiếp cận cũng như hoàn thành công việc của mình. Như vậy, trước tiên, họ cần có khả năng thích ứng với tình hình bất ổn hoặc phải sẵn sàng học hỏi kỹ năng mới.

Sau đây là 6 kỹ năng công việc quan trọng nhất trong tương lai của công việc.

  1. Năng lực kỹ thuật số

    Theo Chỉ số kỹ năng số toàn cầu năm 2022, 76% nhân viên cảm thấy họ chưa đủ khả năng làm việc trong thế giới ưu tiên kỹ thuật số và chỉ 23% tổng giám đốc được đánh giá là am hiểu kỹ thuật số. Từ hiểu biết cơ bản về máy tính (như gửi email và chat) cho đến kỹ năng nâng cao (như quản lý sản phẩm kỹ thuật số và thiết kế trải nghiệm người dùng), doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đang đòi hỏi năng lực cao hơn ở tất cả các cấp bậc.

    Với tốc độ thay đổi như hiện nay, kiến thức cũng sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời. Như vậy, bạn chỉ có thể duy trì năng lực kỹ thuật số và lợi thế cạnh tranh kèm theo bằng cách liên tục học hỏi và phát triển.

  2. Giao tiếp

    Email, tin nhắn tức thì, cuộc gọi thoại, cuộc họp qua video là những công cụ để chúng ta kết nối ở nhiều vị trí. Chúng ta cần hiểu đối phương và để họ hiểu mình thông qua tất cả các công cụ này. Như vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua lời nói và văn bản, nhất là khi đội ngũ đang làm việc từ nhiều nơi. Do đó, khả năng giao tiếp rõ ràng, súc tích và không dùng biệt ngữ cũng rất quan trọng.

    Hoạt động giao tiếp phải diễn ra hiệu quả cả từ cấp cao xuống cấp dưới và ngược lại. Quá trình 2 chiều này phụ thuộc vào khả năng lắng nghe nhưng cũng đòi hỏi năng lực chia sẻ thông tin phù hợp và kịp thời với những người cần nắm được thông tin.

  3. Tư duy linh hoạt

    Tư duy linh hoạt là nền tảng cho khả năng suy nghĩ, học hỏi, tiếp nhận thông tin mới, cũng như tiềm năng thích nghi, sáng tạo cùng nghị lực và sự linh hoạt để thay đổi kịp thời. Tổ chức của bạn có thể chuyển trọng tâm khi nhận thấy cơ hội hay gặp phải thách thức không? Tổ chức có thể đổi mới và làm việc theo cách khác không? Tổ chức tư duy có sáng tạo không?

    Tiến sĩ Nicole Lipkin (chuyên gia tâm lý học tổ chức) đề xuất rằng chúng ta nên tiếp cận con người, tình huống và quyết định với "tâm lý của người mới bắt đầu - nghĩa là quên đi những định kiến và nuôi dưỡng trí tò mò". Tiến sĩ Lipkin cho biết phương pháp này bao gồm quá trình vun đắp tư duy phát triển - yếu tố chính để tồn tại và tìm ra giải pháp.

  4. Tư duy phản biện

    Chúng ta đang sống trong thời kỳ có quá nhiều thông tin. Khả năng đánh giá, chọn lọc và phân tích dữ kiện nhận được chính là kỹ năng tư duy phản biện. Đây là kỹ năng cần thiết trong những tình huống mà chúng ta phải đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và lập kế hoạch một cách hiệu quả.

    Chúng ta không nên tiếp nhận bất kỳ thông tin nào theo giá trị bề nổi mà cần phân tích thật kỹ lưỡng. Quá trình đào sâu này có thể đặt nền móng cho sự tiến bộ và đổi mới thực sự.

  5. Kỹ năng xã hội

    Hình thức làm việc từ xa đem lại rất nhiều lợi ích, trong đó bao gồm khả năng cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, nhân viên cũng có thể rơi vào tình trạng cô độc khi cảm thấy mất kết nối và không nắm bắt đủ thông tin. Giải pháp là gì ư? Bạn cần sở hữu các kỹ năng xã hội, bao gồm khả năng hợp tác, giao tiếp và đồng cảm.

    Không gian làm việc hòa nhập và khích lệ tinh thần là nơi nhân viên sẵn sàng cũng như có thể nhìn thế giới qua lăng kính của người khác, từ đó thấu hiểu góc nhìn của họ. Trong nền văn hóa mà mọi người biết chấp nhận lẫn nhau, nhân viên có thể xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và ý thức cộng đồng. Đồng thời, quan hệ kết nối vững chắc cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn và tạo điều kiện cho quá trình đưa ra/đón nhận ý kiến đóng góp - những kỹ năng thiết yếu của nhà quản lý.

  6. Tự quản lý

    Kỹ năng mà McKinsey gọi là "tự lãnh đạo" này đơn thuần là khả năng nhân viên tự tạo động lực cho mình khi không có ai giám sát. Kỹ năng nói trên cũng bao gồm năng lực tự nhận thức và tự đánh giá trung thực để chúng ta phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.

    Quá trình tự quản lý cần đến trí tuệ cảm xúc, nghĩa là khả năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc. Từ đó, chúng ta có thể tự điều chỉnh một cách hiệu quả hơn, đưa ra quyết định sáng suốt hơn và có thêm nhiều năng lượng, động lực cá nhân và lòng nhiệt huyết. Kết quả là chúng ta cải thiện được hiệu quả làm việc, kỹ năng tạo ảnh hưởng, cũng như khả năng động viên và truyền cảm hứng cho người khác.

Bạn cũng có thể thích:

Thông tin liên quan

Bước vào hành trình đi qua văn phòng không giới hạn

1 "Đừng e sợ AI. Công nghệ này sẽ góp phần gia tăng số lượng việc làm về lâu dài", Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2020.
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Thông tin liên quan

Bước vào hành trình đi qua văn phòng không giới hạn


Bài viết gần đây

Tương lai của công việc | Thời gian đọc: 11 phút

Tương lai của công việc

Công việc trong vũ trụ kỹ thuật số sẽ như thế nào? Mô hình làm việc kết hợp sẽ còn tồn tại không? Mặc dù không thể chắc chắn 100% về những gì sẽ xảy ra phía trước, nhưng ít nhất bạn có thể chuẩn bị để tổ chức mình sẵn sàng cho tương lai.

Tương lai của công việc | Thời gian đọc: 12 phút

Cách làm việc kết hợp: chào mừng bạn đến với cách thức làm việc mới

Bạn muốn nhân viên quay lại văn phòng hay họ có thể tiếp tục làm việc tại nhà? Bạn nghĩ sao về việc kết hợp hai hình thức làm việc? Mô hình làm việc kết hợp có thể là cách tốt nhất cho tổ chức của bạn trong tương lai.

Tương lai của công việc | Thời gian đọc: 6 phút

Chúng ta sẽ làm việc như thế nào trong vũ trụ kỹ thuật số?

Từ hoạt động cộng tác trong đội ngũ cho đến văn hóa công ty, sau đây là 5 cách để thiết lập vũ trụ kỹ thuật số cũng như thực tế ảo nhằm thay đổi tương lai của công việc và doanh nghiệp.