Tiếng nói của nhân viên: khả năng lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng văn hóa và thu hút được nhân tài như thế nào

Các tổ chức đang tìm cách thu hút và giữ chân những nhân viên tốt nhất của mình trước Cuộc đại khủng hoảng lao động. Sau đây là lý do tại sao khả năng lắng nghe có thể là chìa khóa dẫn đến thành công.

Sự GắN Bó CủA NHâN VIêN | THờI GIAN đọC: 6 PHúT

Đại dịch đã dẫn đến một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong các ưu tiên của nhân viên. Thăng tiến, cơ hội sự nghiệp và khoảng cách đến văn phòng giờ đây quan trọng hơn sự an toàn, ổn định và tính linh hoạt của nơi làm việc. Đã đến lúc các tổ chức cần thay đổi cách tiếp cận với sự gắn bó, sức khỏe tinh thần và tỷ lệ giữ chân nhân viên - và tất cả bắt đầu từ tiếng nói của nhân viên.

Trong video này, Dan Schawbel - tác giả sách bán chạy theo bình chọn của tờ New York Times và Đối tác Quản lý của Workplace Intelligence - chia sẻ kinh nghiệm về tầm quan trọng của tiếng nói nhân viên, đồng thời trò chuyện về làm cách nào lãnh đạo và quản lý có thể cùng nhau tạo ra văn hóa của tổ chức về sự an toàn và niềm tin tưởng. Xem video.

Tiếng nói của nhân viên là gì?

Tiếng nói của nhân viên là gì?

Tiếng nói của nhân viên nghĩa là cho nhân viên không gian và cơ hội để bày tỏ cảm nghĩ của mình về nơi làm việc cũng như những gì xảy ra tại đó. Việc khuyến khích tiếng nói của nhân viên có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ cởi mở và tin cậy giữa nhân viên, lãnh đạo và quản lý, đồng thời khiến nhân viên cảm thấy được trân trọng.

Nhưng không chỉ có vậy. Bên cạnh việc lắng nghe nhân viên, các tổ chức còn phải tiếp tục đưa ra cam kết xử lý những ưu tư của nhân viên. Nếu không có bước thiết thực này, nhân viên sẽ tiếp tục cảm thấy họ không được lắng nghe và bị đánh giá thấp.

Trong cuộc thảo luận với Abby Guthkelch, Trưởng bộ phận Giải pháp Điều hành Toàn cầu tại Workplace from Meta, Dan cho biết: "Chúng ta không chỉ cần lắng nghe những điều họ nói mà còn phải có hành động thực tế.

Và trong trường hợp bạn không thể làm một điều gì đó, cần giải thích rõ lý do vì sao không thể. Điều này có tác dụng vô cùng mạnh mẽ vì đương nhiên, bạn không thể làm tất cả mọi thứ, nhưng việc giải thích rõ ràng như vậy rất quan trọng để xây dựng lòng tin."

Tìm hiểu để thay đổi Trải nghiệm của nhân viên

Tải xuống hướng dẫn của chúng tôi và bắt đầu đặt Trải nghiệm của nhân viên làm ưu tiên khi doanh nghiệp quay trở lại làm việc.

Tại sao tiếng nói của nhân viên lại quan trọng?

Tại sao tiếng nói của nhân viên lại quan trọng?

Tiếng nói của nhân viên là một yếu tố quyết định trong trải nghiệm và hạnh phúc của nhân viên, sự gắn bó và thậm chí cả tỷ lệ giữ chân nhân viên - nếu mọi người trong một tổ chức cảm thấy được lắng nghe, họ có thể muốn ở lại hơn.

Dan cho biết: "Chúng ta phải bắt đầu đối xử với nhân viên trước hết như là con người, rồi sau đó mới đến như là người lao động vì như vậy, chúng ta mới có thể phát huy tối đa nhân tài, giữ chân nhân viên và có một môi trường làm việc chung lành mạnh hơn."

Sau đây chỉ là một số lý do tại sao lắng nghe và phản hồi tiếng nói của nhân viên có thể mang lại lợi ích cho nhân viên cũng như tổ chức bạn:

  • Tăng cảm giác hài lòng với công việc

    Những nhân viên tại Vương quốc Anh cảm thấy gắn kết rất cao (96%) có tỷ lệ cảm thấy được lắng nghe cao hơn đáng kể so với những nhân viên cảm thấy rất ít gắn kết (14%). Việc giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng tại nơi làm việc sẽ có tác dụng cổ vũ tinh thần, khuyến khích những tương tác tích cực và tăng cảm giác hài lòng trong công việc nói chung.

  • Xây dựng văn hóa tích cực trên cơ sở niềm tin

    Trong thế giới đầy bất trắc ngày nay, cần làm cho nhân viên của bạn cảm thấy họ có thể đặt niềm tin vào tổ chức, quản lý và lãnh đạo. Trao đổi trên cơ sở đối thoại cởi mở là bí quyết xây dựng niềm tin. Cách giao tiếp minh bạch và nhất quán không chỉ khiến nhân viên cảm thấy được lắng nghe mà còn khiến họ cảm thấy tin tưởng hơn rằng tổ chức luôn quan tâm đến quyền lợi tốt nhất của họ.

  • Tăng cường cải tiến

    Cải tiến đóng vai trò cốt yếu đối với thành công của bất kỳ tổ chức nào. Tuy nhiên, để cải tiến thực sự thành công, cần cân nhắc tiếng nói và các ý tưởng của nhân viên phù hợp với những giá trị chung khi đưa ra quyết định. Khi đảm bảo được điều này, bạn sẽ làm cho nhân viên cảm thấy gắn kết với vai trò của họ hơn, đồng thời khiến họ muốn ở lại tổ chức của bạn lâu dài.

  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên

    Đối với những công ty mà nhân viên cảm thấy tiếng nói của họ có trọng lượng, tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn rất nhiều. Theo kết quả nghiên cứu của TINYpulse, những nhân viên không cảm thấy thoải mái để đưa ý kiến đóng góp lên cấp trên có xác suất ở lại tổ chức thấp hơn 16%.1 Khi khuyến khích nhân viên thường xuyên chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng, bạn cho thấy ý kiến của họ là quan trọng, qua đó cải thiện cảm giác được công nhận và tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên.

Tiếng nói của nhân viên và sự gắn bó của nhân viên

Tiếng nói của nhân viên và sự gắn bó của nhân viên

Tiếng nói của nhân viên là một trong những yếu tố then chốt để duy trì sự gắn bó của nhân viên. Theo nghiên cứu của UKG và Workplace Intelligence, tỷ lệ những nhân viên gắn bó với công việc cao (92%) nhiều khả năng cho biết cảm thấy được lắng nghe tại nơi làm việc cao gấp 3 lần so với những nhân viên gắn bó với công việc thấp (chỉ 30%). Nhưng đâu mới là mối liên kết và tại sao sự gắn bó của nhân viên lại quan trọng đến thế?

Lực lượng lao động gắn bó với công việc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, chẳng hạn như tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn và tăng năng suất. Và điều đó tốt cho nhân viên và tốt cho cả lợi nhuận của công ty nữa. Trong một cuộc khảo sát 23.000 đơn vị kinh doanh, Gallup nhận thấy lực lượng lao động gắn bó với công việc cao với số điểm trong nhóm tứ phân vị cao nhất có năng suất cao hơn 18% so với lực lượng lao động trong nhóm tứ phân vị thấp nhất.

Tiếng nói của nhân viên cũng góp phần củng cố khả năng phục hồi của công ty. Những nhân viên cảm thấy có nơi bày tỏ sự lo ngại thì sẽ có khả năng đối phó các giai đoạn áp lực hoặc thay đổi nội bộ trong tổ chức cao hơn so với những nhân viên cảm thấy không thể lên tiếng.

Tiếng nói của nhân viên cũng góp phần củng cố khả năng phục hồi của công ty. Những nhân viên cảm thấy có nơi bày tỏ sự lo ngại thì sẽ có khả năng đối phó các giai đoạn áp lực hoặc thay đổi nội bộ trong tổ chức cao hơn so với những nhân viên cảm thấy không thể lên tiếng.

alttext

Làm cách nào để lắng nghe tiếng nói của nhân viên?

Cách lắng nghe tiếng nói của nhân viên

Cách lắng nghe tiếng nói của nhân viên

Cần nắm bắt các cuộc trò chuyện cá nhân và nhóm cả về chất và về lượng để có hiểu biết đúng đắn về tiếng nói của nhân viên trong tổ chức. Sau đây là một số cách để bạn khuyến khích và tương tác với tiếng nói của nhân viên cả ở cấp độ cá nhân cũng như cấp độ toàn công ty:

Khảo sát nhanh

Khảo sát nhanh là những cuộc khảo sát ngắn, gồm một bộ câu hỏi tiêu chuẩn được gửi cho nhân viên định kỳ. Các cuộc khảo sát này giúp tổ chức theo dõi ý kiến nhân viên qua thời gian, nhờ đó họ có thể nhận thấy những điểm đang cải thiện và những điểm có thể cần phương pháp tiếp cận khác.

Công cụ cộng tác

Với các công cụ cộng tác dành cho đội ngũ có chức năng hỗ trợ bạn gặp gỡ, nhắn tin, gọi điện và thu thập thông tin trong một ứng dụng, bạn có thể mang lại không gian lý tưởng cho nhân viên để họ trao đổi với quản lý và lãnh đạo mà vẫn cảm thấy an toàn. Cũng nhờ vậy mà các cuộc trò chuyện quan trọng có thể diễn ra từ bất kỳ đâu, đảm bảo rằng nhân viên có thể bày tỏ suy nghĩ, dù họ đang ở đâu và có đang làm việc hay không.

Trò chuyện riêng

Một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi nói lên ý kiến đóng góp hoặc lo ngại trong các cuộc thảo luận nhóm. Trò chuyện riêng thường xuyên giữa nhân viên và quản lý đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thời gian và không gian để suy nghĩ của mình được lắng nghe một cách riêng tư hơn. Sau đó, người quản lý trực tiếp có thể thực hiện dựa trên ý kiến đóng góp này hoặc nâng cấp để đưa vào cuộc trò chuyện chung.

Hỗ trợ từ cộng đồng

Với hình thức hỗ trợ từ cộng đồng, nhân viên đưa ra ý kiến, thông tin hoặc công sức để hỗ trợ tổ chức thấu hiểu rõ hơn lực lượng lao động từ cấp cơ sở. Một ví dụ tiêu biểu của hình thức hỗ trợ từ cộng đồng là thành lập nhóm tình nguyện để giải quyết một vấn đề cụ thể đã được xác định thông qua khảo sát hoặc các cuộc thảo luận khác. Sau đó, nhóm này có thể cộng tác làm việc để hỗ trợ tổ chức tìm ra giải pháp dựa trên tiếng nói của nhân viên.

“Chúng ta phải bắt đầu đối xử với nhân viên trước hết như là con người, rồi sau đó mới đến như là người lao động vì đó là cách chúng ta có thể phát huy tối đa nhân tài của mình.”

6 cách để khai thác tối đa tiếng nói của nhân viên

6 cách để khai thác tối đa tiếng nói của nhân viên

Việc khuyến khích tiếng nói của nhân viên giờ đây có lẽ khó khăn hơn so với trước khi xảy ra đại dịch. Như Dan chia sẻ: "Khi tổ chức bạn phân tán thì bạn dễ bỏ qua mọi người hơn." Trong một thế giới mà bạn không thể đi đến bàn làm việc của từng thành viên đội ngũ và hỏi họ xem họ cảm thấy thế nào, chúng ta phải phụ thuộc nhiều hơn nữa vào công nghệ để xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ thông qua các hình thức giao tiếp khác nhau.

Sau đây là các quy tắc vàng dành cho quản lý và lãnh đạo muốn biến tiếng nói của nhân viên trở thành một phần then chốt trong văn hóa công ty:

  1. Phát triển thói quen giao tiếp

    Hãy thường xuyên trò chuyện với nhân viên về cảm tưởng của họ vào lúc đó. Nên họp định kỳ hàng tuần hoặc 2 tuần 1 lần với quản lý trực tiếp và đưa cuộc họp vào thời gian biểu của từng nhân viên. Nhờ đó, tất cả mọi người đều có cơ hội để nói lên những lo ngại của mình trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

  2. Minh bạch

    Bạn không thể thực hiện mọi ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, nếu có vấn đề nào đó bạn không thể xử lý, cần giải thích lý do. Sự trung thực và tôn trọng nhân viên ở mức độ này sẽ cho thấy bạn lắng nghe và trân trọng ý kiến đóng góp của họ, ngay cả khi bạn không thể ngay lập tức giải quyết triệt để những lo ngại đó.

  3. Đặt khung thời gian

    Khi đồng ý xử lý một lo ngại của nhân viên, bạn cần cho biết khi nào họ có thể nhận được thông tin mới. Việc đưa ý kiến đóng góp vào lộ trình sẽ khiến mọi người cảm thấy bạn cam kết giải quyết lo ngại của họ đến bước kế tiếp, đồng thời giúp họ tự tin hơn khi chia sẻ trong tương lai.

  4. Mở cuộc trò chuyện

    Nếu có nhân viên đặt ra lo ngại nào có thể phù hợp với những nhân viên khác trong tổ chức, hãy mở cuộc trò chuyện với những người khác trong lực lượng lao động của bạn. Bạn sẽ tìm ra giải pháp đúng đắn dễ dàng hơn nhiều nếu có thể lắng nghe tiếng nói và ý kiến của tất cả mọi người.

  5. Tạo sân chơi bình đẳng

    Nghiên cứu của UKG và Workplace Intelligence cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên khác nhau về việc họ cảm thấy ý kiến của họ được lắng nghe như thế nào. Ví dụ, các nhân viên trẻ tuổi có xu hướng nghĩ rằng tổ chức phớt lờ họ hơn là những nhân viên lớn tuổi.

    Vì vậy, cần tạo một sân chơi bình đẳng để tất cả mọi người có thể tham gia cuộc trò chuyện. Dan cho biết: "Mọi người cần phải được chia sẻ ý kiến. Họ bao nhiêu tuổi không quan trọng. Người 23 tuổi có khi lại có ý tưởng hay hơn người 62 tuổi. Cả hai cần được chia sẻ quan điểm và ý kiến của mình."

  6. Đừng né tránh vấn đề

    Không có tổ chức nào hoàn hảo cả. Nhà tuyển dụng cần nhìn nhận cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Điều này có nghĩa là xác định bạn có thể cải thiện ở những điểm nào và mở rộng cuộc trò chuyện trong lực lượng lao động của bạn. Nhờ thu hút sự chú ý đến các vấn đề, tổ chức có thể chủ động biến nhân viên thành một phần của giải pháp, từ đó giành được lòng tin và sự trân trọng của họ.

Đọc tiếp

Liên quan

Sự gắn bó của nhân viên là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với nhân viên và doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm

Hãy luôn kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

1 "17 số liệu thống kê gây bất ngờ về Tỷ lệ giữ chân nhân viên", TINYpulse 2020.
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Sự gắn bó của nhân viên là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với nhân viên và doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm

Bài viết gần đây

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Sự gắn bó của nhân viên: yếu tố này là gì và tại sao lại rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Tìm hiểu về động lực chính thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên và cách phát hiện khi nhân viên không tích cực làm việc.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Câu hỏi khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên: Hỏi gì và tại sao lại hỏi.

Làm cách nào để tạo được Trải nghiệm nhân viên đặc biệt nếu bạn không thể đo lường? Tìm hiểu cách sử dụng khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên để tạo ra thay đổi to lớn.

Giao tiếp trong doanh nghiệp | Thời gian đọc: 7 phút

Chiến lược giao tiếp trong doanh nghiệp và lý do tổ chức cần chiến lược này.

Các tổ chức phải suy nghĩ lại về chiến lược giao tiếp khi mọi người bắt đầu làm việc từ xa trong thời kỳ giãn cách xã hội. Giờ đây, khi một số người bắt đầu trở lại nơi làm việc, các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ một lần nữa. Tìm hiểu cách bắt đầu.