5 cách cải thiện việc định vị giá trị của nhân viên

Các tổ chức đang cân nhắc lại về trải nghiệm kỹ thuật số và việc định vị giá trị của nhân viên. Chúng tôi xem xét ý nghĩa của điều đó với thế giới công việc và với bạn.

Sự GắN Bó CủA NHâN VIêN | THờI GIAN đọC: 7 PHúT
employee value proposition - Workplace from Meta

Mối quan hệ giữa công ty và nhân viên đã thay đổi. Ngay cả tại một số tổ chức hàng đầu thế giới như Google, Apple, Amazon và Microsoft, thời gian trung bình mà nhân viên ở lại công ty chỉ là 1,8 - 2 năm.1 Đó là sau khi các công ty này cung cấp nhiều lợi ích và đặc quyền hấp dẫn.

Vì vậy, các tổ chức tiến bộ cũng đang thay đổi. Họ đang suy xét lại hoạt động Định vị giá trị của nhân viên - lợi ích mà họ mang đến cho nhân viên. Những tổ chức này đang tìm kiếm phương thức mới để thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên, bao gồm cách xây dựng chiến lược gắn kết nhân viên mới. Họ cũng đang thiết kế lại các nền tảng và chính sách để đối xử với nhân viên như con người - chứ không phải như người lao động, qua đó mọi người sẽ có trải nghiệm nhân viên (EX) tốt hơn.

Gỡ rối công việc nhờ Workplace

Từ khâu thông báo cho mọi người về kế hoạch quay trở lại văn phòng đến quá trình áp dụng mô hình làm việc kết hợp, Workplace làm cho công việc trở nên đơn giản hơn.

Việc định vị giá trị của nhân viên có gì khác so với thương hiệu công ty?

Việc định vị giá trị của nhân viên có gì khác so với thương hiệu công ty?

Nói theo cách đơn giản nhất thì thương hiệu công ty là vẻ ngoài (cách nhìn nhận của mọi người bên ngoài tổ chức) và việc Định vị giá trị của nhân viên là những gì bên trong (cách nhìn nhận của nhân viên trong tổ chức). Hầu hết các công ty đều đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để xây dựng thương hiệu công ty. Hành động của họ cũng là dễ hiểu vì đội ngũ lãnh đạo thường đặt khả năng thu hút nhân tài giỏi nhất làm ưu tiên hàng đầu.

Thường thì trải nghiệm nhân viên có thể bị tổn hại nếu giữa nhân tài và thương hiệu có khoảng cách - khi kỳ vọng của nhân viên và những gì công ty có thể cung cấp trong thực tế không giống nhau. Từ đó, hoạt động vận hành (công việc mà nhân viên phụ trách) hoặc văn hóa công sở (cảm giác của nhân viên) sẽ trở nên thất bại.

Trải nghiệm kỹ thuật số của nhân viên - phát huy hiệu quả công nghệ trong công việc

Trải nghiệm kỹ thuật số của nhân viên - phát huy hiệu quả công nghệ trong công việc

Trải nghiệm kỹ thuật số của nhân viên hoàn toàn khác với khi chúng ta sử dụng các ứng dụng trong đời sống cá nhân. Chỉ với vài cú chạm trong ứng dụng di động, chúng ta có thể đặt giao hàng hỏa tốc các mặt hàng thiết yếu vào phút cuối hoặc phát nội dung video yêu thích từ bất cứ đâu, trên bất cứ thiết bị nào. Hoạt động tiêu dùng hóa và công nghệ kỹ thuật số trong cuộc sống tại nhà của chúng ta đã tạo ra kỳ vọng về trải nghiệm tốt hơn trong công việc.

Các doanh nghiệp thường không thể đáp ứng những kỳ vọng này.

Nhân viên cũng thường gặp khó khăn khi kết nối với đồng nghiệp và mọi người dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin quan trọng nhằm đạt được năng suất. Thay vì trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch, nhân viên thường phải vượt qua những hệ thống, quy trình và kết cấu tổ chức phức tạp thì mới nhận được thông tin cũng như sự hỗ trợ mà họ cần.

Như vậy rất tốn kém. Mỗi tuần, nhân viên dành 20% thời gian để tìm kiếm thông tin. Bên cạnh đó, 70% nhân viên cho biết họ phải nhập dữ liệu giống nhau trên nhiều hệ thống chỉ để hoàn thành công việc. Tất cả những yếu tố này góp phần làm nên trải nghiệm nhân viên tiêu cực cho người lao động kỹ thuật số và đó không phải là tin tốt cho doanh nghiệp.

3 dấu hiệu cho thấy việc Định vị giá trị của nhân viên đang suy yếu

3 dấu hiệu cho thấy việc Định vị giá trị của nhân viên đang suy yếu

Làm cách nào để biết liệu bạn có đang gặp vấn đề hay không? Sau đây là một số dấu hiệu bạn nên lưu ý.

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao

Theo Gartner, chỉ 23% nhà lãnh đạo mảng nhân sự cho rằng phần lớn nhân viên sẽ tiếp tục làm việc ở tổ chức hiện tại sau khi đại dịch kết thúc. Tuy nhiên, các công ty không còn chỉ cạnh tranh với đối thủ để giữ chân nhân tài.

Sau khi thị trường việc làm phục hồi và sau hơn một năm làm việc tại nhà với các cuộc họp qua Zoom liên tiếp, người ta dự đoán nhiều nhân viên công sở sẽ không chỉ thay đổi việc làm mà còn bước hẳn ra khỏi vòng luẩn quẩn sự nghiệp.

Trong nền kinh tế YOLO (bạn chỉ sống một lần), các nhân viên trẻ đang rời bỏ công việc để khám phá quá trình khởi nghiệp, công việc tự do hoặc biến nghề tay trái thành nghề tay phải.

Ở mô hình này, phương pháp truyền thống của các công ty không còn hiệu quả. Lối tư duy thông thường về các lợi ích và đặc quyền mới, cùng với việc nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động để bắt kịp nhu cầu kỹ thuật số không còn mang lại kết quả như mong đợi. Xu hướng này rất đáng lo ngại cho các công ty. Tuy nhiên, bước đầu tiên để tìm ra giải pháp chính là hiểu được lý do căn bản.

Lực lượng lao động thiếu gắn bó

Mặt khác, lực lượng lao động thiếu gắn bó thường đóng góp ít hơn cho mục đích của đội ngũ và mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, họ ít có khả năng đề xuất công ty của mình với những người khác.

Việc cải thiện hoạt động giao tiếp tại nơi làm việc là yếu tố then chốt để tăng cường sự gắn bó của nhân viên. Những nơi làm việc khuyến khích giao tiếp cởi mở và cung cấp nền tảng để mọi người tự do lên tiếng thường có nhân viên tin tưởng bộ phận lãnh đạo, chia sẻ ý tưởng và nhờ cậy trợ giúp khi cần.

Năng suất thấp

Doanh nghiệp sử dụng trung bình khoảng 88 ứng dụng. Các tổ chức lớn hơn có thể dùng tới 175 ứng dụng.2 Bên cạnh đó, khi không áp dụng các biện pháp an toàn, nhân viên có thể "lách" hệ thống công nghệ thông tin để tải xuống cả những ứng dụng chưa được cho phép nhằm cộng tác và lưu trữ dữ liệu. Khi phải chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng và số lượng cuộc họp trực tuyến ngày càng tăng lên, nhân viên có rất ít thời gian để thực sự làm việc.

Các tổ chức kiểu truyền thống đánh đồng mức độ hiện diện của nhân viên với năng suất. Lối tư duy này cần thay đổi, còn công ty phải xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp để khuyến khích nhân viên tìm ra sự cân bằng thích hợp giữa việc ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng với việc cải thiện hiệu quả cộng tác bằng cách kết hợp đúng mức những công cụ và văn hóa thống nhất.

alttext

Khi kết nối mọi người thông qua các công cụ kỹ thuật số tốt nhất, bạn có thể cải thiện mức độ gắn bó của nhân viên

5 cách cải thiện việc Định vị Giá trị của nhân viên

5 cách cải thiện việc Định vị Giá trị của nhân viên

Vậy thì bạn có thể làm gì để xây dựng một tổ chức tập trung vào con người hơn? Dưới đây là 5 hoạt động mà bạn nên thử.

Tạo dựng quan hệ kết nối có ý nghĩa

Hầu hết chúng ta dành 1/3 cuộc đời để làm việc. Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu chúng ta dành khoảng thời gian đáng kể đó để tạo dựng các quan hệ kết nối có ý nghĩa hay sao? Có lẽ tất cả chúng ta đều đồng ý như vậy.

Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng kết nối hơn với các đồng nghiệp làm việc trong cùng tòa nhà so với khi công ty trải rộng khắp nơi trên thế giới. Đồng thời, khi mà ngày càng nhiều tổ chức áp dụng mô hình làm việc kết hợp và từ xa, bạn cần tìm cách kết nối lực lượng lao động phân tán này.

Hãy nghĩ về cách bạn có thể xây dựng cộng đồng ngay trong công ty mình để giảm bớt rào cản giữa đội ngũ và các cấp, cũng như xác định vai trò của nhà lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa tổ chức (gợi ý: đây không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ nhân sự).

Việc thúc đẩy các chiến dịch hòa nhập là tốt nhưng làm cách nào để đưa nét văn hóa đó của công ty vào thực tế? Một cách hiệu quả là lắng nghe mọi nhân viên, đồng thời tạo điều kiện cho họ bày tỏ ý kiến - khảo sát về sự gắn bó của nhân viên là bước đầu tuyệt vời để thấu hiểu nhu cầu của mọi người trong tổ chức.

Tạo nơi làm việc linh hoạt

Không gian làm việc linh hoạt bao hàm mọi thứ - từ thiết kế có gu thẩm mỹ của không gian thực tế cho đến các công cụ mà bạn sử dụng để cùng trò chuyện và làm việc. Khi tìm ra sự cân bằng phù hợp là bạn đã bắt đầu tạo ra môi trường làm việc tích cực hơn.

Nhưng làm cách nào để công ty thích ứng với những thay đổi xuất phát từ đại dịch và việc chuyển đổi sang mô hình làm kết hợp?

Theo nghiên cứu của Gartner, 82% nhà lãnh đạo công ty có ý định để nhân viên làm việc từ xa trong khoảng thời gian nhất định sau đại dịch. Để thích ứng với các thay đổi này, công ty cần cung cấp các lựa chọn nằm trong những ranh giới hiện có cũng như xác định các hoạt động linh hoạt của mỗi vai trò, đội ngũ và phòng ban.

Bạn không cần thêm công cụ gia tăng năng suất nào khác. Thay vào đó, hãy tìm kiếm một nền tảng thống nhất để kết nối toàn bộ hệ sinh thái ứng dụng, nhân viên và đối tác bên ngoài mà mang lại trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch và không đòi hỏi nhiều thời gian tìm hiểu.

Thúc đẩy sự phát triển bản thân

Mỗi người sẽ có định nghĩa riêng về sự phát triển. Đối với một số người, sự phát triển nghĩa là quá trình học hỏi và thử nghiệm những điều mới mẻ. Còn với người khác, để phát triển, bạn cần nhận thêm trách nhiệm và thăng tiến trong nấc thang tổ chức.

Ngoài những lần đánh giá hiệu quả, bạn còn có các cách khác nhằm thảo luận về sự phát triển và kế hoạch sự nghiệp. Làm cách nào để tạo nên văn hóa học tập không ngừng nghỉ trong tổ chức? Ngoài ra, làm cách nào để giữ lại cũng như chia sẻ kiến thức này với cả tổ chức để mọi người có thể tiếp cận bất cứ lúc nào?

Mỗi nhân viên cần nhìn thấy các cơ hội có sẵn trong toàn bộ tổ chức. Hơn nữa, họ cũng có thể tìm kiếm các nguồn lực và làm theo những người định hướng nhằm học hỏi và phát triển kỹ năng mới. Hoạt động phổ biến thông tin về các dự án và phòng ban khác sẽ hỗ trợ tổ chức đạt được mục tiêu chung.

Hỗ trợ sức khỏe toàn diện

James Davies - Huấn luyện viên Sức khỏe toàn diện tại Vương quốc Anh - cho biết: "Các công ty ngày càng muốn truyền cảm hứng để nhân viên đặt ra mục tiêu cá nhân, xử lý các vấn đề (như chứng lo âu) và có thêm động lực. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chú trọng hơn vào sức khỏe toàn diện của nhân viên với nhiều nguồn lực và công cụ."

Nhưng làm cách nào để nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa các nguồn lực này đến với mọi người khi cần thiết nhằm hỗ trợ họ quản lý căng thẳng và xây dựng sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống?

Một phần đáp án cho câu hỏi này là bằng cách kết hợp các chính sách và lợi ích phù hợp. Phần đáp án còn lại chính là nhà lãnh đạo nên xây dựng cộng đồng để những người có chung mối quan tâm tập hợp và chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm nhằm trợ giúp, hỗ trợ lẫn nhau.

Nghĩa là doanh nghiệp có thể lập các nhóm trực tuyến như nhóm cho các bậc cha mẹ đang quay lại công sở, nhóm về sức khỏe hoặc nhóm theo hứng thú và sở thích. Những nhóm này kết nối mọi người để tăng tính sáng tạo và năng suất của tổ chức khi bạn suy nghĩ về giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển của tổ chức.

Đoàn kết vì mục đích chung

Mọi tổ chức đều muốn thấy các cá nhân và đội ngũ làm việc vì mục tiêu và mục đích chung. Tuy nhiên, không phải lúc nào các tổ chức cũng làm tốt công việc tôn vinh hay ghi nhận nỗ lực của tập thể đã dẫn lối đến thành công.

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp thiết kế các chương trình Trao giải và ghi nhận để bù đắp khoảng trống này. Nhưng như thế đã đủ chưa? Làm cách nào để tiếp tục truyền cảm hứng cho mọi nhân viên tham gia vào bức tranh toàn cảnh bất kể vai trò của họ là lớn hay nhỏ?

Câu trả lời là bạn nên tìm cách trợ giúp để mọi người cảm thấy họ là một phần của điều gì đó lớn lao hơn. Bạn cần làm cho họ tin vào các giá trị của tổ chức và thúc đẩy họ thể hiện những giá trị đó trong toàn bộ công việc của mình - dù là việc cải thiện dịch vụ khách hàng hay xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn. Khi đó, mọi người sẽ cảm thấy quan tâm cũng như được truyền cảm hứng từ những gì họ có thể đạt được ở vai trò cá nhân cũng như vai trò thành viên của nhóm.

Tìm hiểu thêm về cách Workplace có thể hỗ trợ cải thiện Trải nghiệm nhân viên tại đây.

Hãy cùng kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Đọc tiếp

Liên quan

Sự gắn bó của nhân viên là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với nhân viên và doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm

Liên quan

Tải xuống hướng dẫn miễn phí để khám phá các chiến lược thời kỳ hậu COVID từ các lãnh đạo truyền thông đẳng cấp thế giới.

Tải xuống ngay
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Sự gắn bó của nhân viên là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với nhân viên và doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm

Liên quan

Tải xuống hướng dẫn miễn phí để khám phá các chiến lược thời kỳ hậu COVID từ các lãnh đạo truyền thông đẳng cấp thế giới.

Tải xuống ngay

Bài viết gần đây

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Sự gắn bó của nhân viên: yếu tố này là gì và tại sao lại rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Tìm hiểu về động lực chính thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên và cách phát hiện khi nhân viên không tích cực làm việc.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Câu hỏi khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên: Hỏi gì và tại sao lại hỏi.

Làm cách nào để tạo được Trải nghiệm nhân viên đặc biệt nếu bạn không thể đo lường? Tìm hiểu cách sử dụng khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên để tạo ra thay đổi to lớn.

Giao tiếp trong doanh nghiệp | Thời gian đọc: 7 phút

Chiến lược giao tiếp trong doanh nghiệp và lý do tổ chức cần chiến lược này.

Các tổ chức phải suy nghĩ lại về chiến lược giao tiếp khi mọi người bắt đầu làm việc từ xa trong thời kỳ giãn cách xã hội. Giờ đây, khi một số người bắt đầu trở lại nơi làm việc, các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ một lần nữa. Tìm hiểu cách bắt đầu.