Tỷ lệ giữ chân nhân viên: bí quyết hàng đầu để giữ chân nhân viên giỏi

Đây là một hiện tượng toàn cầu. Trong thời kỳ gọi là Đại khủng hoảng lao động này, nhân viên đang bỏ việc hàng loạt. Nhưng tại sao điều đó lại xảy ra? Các tổ chức có thể làm gì về vấn đề này? Và làm cách nào để bạn có thể giữ được những nhân viên mà mình muốn giữ?

Sự GắN Bó CủA NHâN VIêN | THờI GIAN đọC: 8 PHúT

Không những làm thay đổi cơ bản cách chúng ta làm việc, đại dịch này còn khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về bản chất công việc. Chỉ trong tháng 07/2021, 4 triệu nhân viên tại Hoa Kỳ đã nghỉ việc,1 trong khi ở Vương quốc Anh bên kia bờ Đại Tây Dương, 20% nhân viên cho biết đại dịch làm cho họ xem xét lại sự nghiệp của mình.2 Con số này tăng lên 24% và 27% lần lượt tại Tây Ban Nha và Úc.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm cách tương tác với nhân viên và đáp ứng nhu cầu về nơi làm việc mới? Để tìm câu trả lời, chúng tôi trò chuyện với Margaret Mackay - chuyên gia kiêm học giả về doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhân sự và phát triển khả năng lãnh đạo.

Mackay cho biết: "Đại dịch này mang đến cho tất cả chúng ta một khoảng thời gian để tạm dừng và suy ngẫm. Đại dịch làm chúng ta suy nghĩ lại. Công việc này có còn hấp dẫn không? Đây có phải là việc mà tôi muốn làm?"

Và chính những suy nghĩ này đã cho thấy đó có thể là vấn đề đối với các doanh nghiệp. Trong giai đoạn phục hồi hậu COVID, các công ty không bao giờ muốn mất đi những nhân viên có giá trị, nhưng điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với họ là giữ được nhân viên mà mình cần. Vậy các tổ chức cần thực hiện những bước đi nào để cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên?

Tìm hiểu để thay đổi Trải nghiệm của nhân viên

Tải xuống hướng dẫn của chúng tôi và bắt đầu đặt Trải nghiệm của nhân viên làm ưu tiên khi doanh nghiệp quay trở lại làm việc.

Tỷ lệ giữ chân nhân viên là gì?

Tỷ lệ giữ chân nhân viên là gì?

Để hiểu rõ những gì đang diễn ra trong công ty của bạn và liệu bạn có đang gặp vấn đề trong việc giữ nhân viên hay không, bạn cần xem xét tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cũng như tỷ lệ giữ chân nhân viên của mình. Tỷ lệ giữ chân nhân viên được định nghĩa là số nhân viên ở lại tổ chức của bạn trong một khoảng thời gian.

Nhưng sau khi biết tỷ lệ giữ chân và tỷ lệ nghỉ việc, làm cách nào để bạn biết mình đang gặp vấn đề? Tất cả các ngành đều khác nhau, chẳng hạn như ngành chăm sóc sức khỏe và nhà hàng - khách sạn thường có tỷ lệ nghỉ việc cao, trong khi tỷ lệ nghỉ việc ở khu vực tư nhân có xu hướng cao hơn ở khu vực công.

Như vậy, có một cách để biết đó là so sánh tỷ lệ của bạn với tỷ lệ trung bình trong ngành. Tuy nhiên, các con số chỉ có thể cho bạn biết nhiều đến thế. Điều quan trọng là tỷ lệ nghỉ việc có gây ra vấn đề cho tổ chức của bạn hay không.

Margaret Mackay nói: "Bạn sẽ luôn có tỷ lệ nghỉ việc tự nhiên và điều đó có thể mang lại lợi ích. Có người không phù hợp, muốn làm một công việc khác hoặc nghỉ việc vì lý do cá nhân. Nhưng tôi nghĩ nếu bạn có một mô thức phát triển thì việc theo dõi tỷ lệ đó là rất quan trọng.

Một cuộc khảo sát của Học viện Nhân sự và Phát triển CIPD (Chartered Institute of Personnel and Development) cho thấy chưa đến một nửa số tổ chức tham gia khảo sát thực sự theo dõi tỷ lệ nghỉ việc. Nhiều tổ chức sẽ xem xét số tiền họ chi tiêu cho hoạt động tuyển dụng và trải nghiệm của ứng viên. Điều đó rất tốt, nhưng bạn cần yếu tố cân bằng với điều đó - tỷ lệ giữ chân."

alttext

Bí quyết hàng đầu để giữ chân nhân viên.

Tại sao tỷ lệ giữ chân nhân viên lại quan trọng

Tại sao tỷ lệ giữ chân nhân viên lại quan trọng

Nhân viên phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Mackay chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng có rất nhiều trường hợp mà yếu tố thực sự giới hạn sự phát triển có thể chính là con người - các nhân viên xuất sắc." Vì vậy, sau khi tìm được những người tuyệt vời, bạn sẽ muốn giữ họ. Những lợi ích của việc giữ chân nhân viên bao gồm:

  • Giảm chi phí tuyển dụng

    Chi phí khi để nhân viên ra đi và tuyển dụng thêm có thể rất lớn - và không chỉ về mặt tiền bạc. Mackay cho biết: "Bạn sẽ bị ảnh hưởng về năng suất và mất đi tính liên tục. Bạn phải ra ngoài thị trường lao động để tìm người thay thế nhân viên đã nghỉ việc. Bạn sẽ mất nhiều chi phí và việc tìm kiếm này cũng không hề dễ dàng."

    Glassdoor ước tính rằng công ty phải chi trung bình khoảng £3.000 và 27 ngày để tuyển một nhân viên mới. Và nếu càng nhiều nhân viên rời công ty, con số này càng dễ dàng tăng lên.

  • Khả năng lưu giữ kiến thức

    Tỷ lệ nghỉ việc cao thường dẫn đến tình trạng mất đi kiến thức cụ thể của riêng công ty. Tình trạng này có thể gây xáo trộn rất lớn và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh sau thuế. Mackay giải thích: "Ví dụ: bạn có một công ty luật đang giao dịch với những khách hàng cụ thể, đột nhiên công ty bạn gặp phải một mối đe dọa đối với mối quan hệ khách hàng đó."

    Mối đe dọa này thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với những công việc có thời gian đào tạo dài hạn - ví dụ: phi công hoặc tài xế xe có trọng tải nặng, như mới được khám phá tại Vương quốc Anh. Khi giữ được nhân viên có giá trị, tổ chức có thể bảo vệ các mối quan hệ và giữ lại kiến thức nội bộ. Thêm vào đó, tổ chức cũng có cơ hội để truyền kiến thức đó cho các nhân viên khác.

  • Giữ tinh thần làm việc

    Mackay nói: "Khi có quá nhiều thay đổi, bạn sẽ mang đến cảm giác không chắc chắn. Cảm giác đó có thể tổn hại đến tinh thần làm việc của nhân viên." Nhân viên nghỉ việc cũng dẫn đến tình trạng những người ở lại bị quá tải - một vấn đề đặc biệt trong đại dịch này - tạo ra vòng lẩn quẩn gây kiệt sức và mất thêm nhân viên.

    Với lực lượng lao động ổn định, trong đó nhân viên tin rằng những người khác sẽ ở lại, tổ chức sẽ tạo được lòng tin. Khi đó, mọi người cũng sẵn lòng đầu tư thời gian vào hoạt động đào tạo, định hướng và hỗ trợ người khác hơn.

Hãy cùng kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ nhân viên tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể rút lại sự chấp thuận và hủy đăng ký nhận các email nêu trên bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận rằng mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Sự gắn kết và giữ chân nhân viên

Sự gắn kết và giữ chân nhân viên

Các nhân viên tích cực có nhiều khả năng sẽ ở lại với tổ chức hơn. Điều này cũng dễ hiểu. Đồng thời, họ cũng là những người mà các tổ chức muốn giữ lại nhất vì sự gắn kết sẽ có lợi về mặt năng suất, lòng trung thành, sự hài lòng của khách hàng và mọi thứ khác. Mặt khác, tỷ lệ nghỉ việc cao có thể làm giảm sút tinh thần làm việc và ảnh hưởng đến sự gắn kết.

Do hai vấn đề này có sự liên kết chặt chẽ với nhau, việc đo lường và duy trì các chiến lược gắn kết cũng có thể nâng cao tỷ lệ giữ chân nhân viên. Nghĩa là, những công ty nào tìm cách để nắm rõ tâm tư của nhân viên trong tổ chức, hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mọi người về công việc thì sẽ có thể giải quyết các vấn đề ngay từ đầu.

Vì sao mọi người nghỉ việc?

Vì sao mọi người nghỉ việc?

Đây là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo tin họ có câu trả lời. Nhưng có lẽ họ đã nhầm. Mackday cho biết: "80% người quản lý nghĩ rằng nhân viên nghỉ việc vì tiền lương. Tuy nhiên, một khảo sát do Business Insider thực hiện tiết lộ có bốn lý do chính: cảm giác buồn tẻ và thất vọng, sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống cũng như tình trạng thiếu triển vọng.

Như Peter Drucker đã nói: "Nếu muốn ai đó hoàn thành tốt công việc, bạn phải giao cho họ một công việc tốt để làm". Tôi nghĩ rằng câu nói này có rất nhiều thứ liên quan đến động lực thúc đẩy chúng ta. Tiền lương chỉ là một khía cạnh trong đó."

Đó là quan điểm được xác nhận trong Báo cáo Tỷ lệ giữ chân nhân viên năm 2020 của Work Institute.3 Báo cáo này tiết lộ 3 lý do hàng đầu khiến mọi người nghỉ việc là triển vọng phát triển sự nghiệp, sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống và hành vi của người quản lý. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người nghỉ việc vì giá trị của họ không phù hợp với văn hóa của công ty. Tiền lương và lợi ích nằm dưới cùng trong danh sách - trong tổng số những người nghỉ việc, chỉ 9% là vì lý do này.

Mặc dù bản chất rất đa dạng của những vấn đề làm mọi người nghỉ việc có vẻ khó giải quyết, nhưng tin tốt là bạn có thể giải quyết được. Tác giả Báo cáo Tỷ lệ giữ chân nhân viên ước tính công ty có thể ngăn chặn 78% lý do mọi người nghỉ việc. Nói cách khác, công ty có thể ngăn 3 trong 4 trường hợp nhân viên nghỉ việc.

alttext

Đừng chấp nhận cuộc Đại khủng hoảng lao động.

Chiến lược và kỹ thuật giữ chân nhân viên

Chiến lược và kỹ thuật giữ chân nhân viên

Bước đầu tiên công ty cần thực hiện để cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên là tìm hiểu xem mọi người thực sự muốn gì từ công việc. Mackay đồng ý rằng: "Thay vì cho rằng mọi người nghỉ việc là vì tiền lương hoặc vì không hài lòng, vấn đề quan trọng là cần trò chuyện và nhận ý kiến đóng góp - bạn nên thực hiện hoạt động này liên tục chứ không phải chỉ khi nhân viên nghỉ việc."

Bằng cách này, bạn có thể sớm xác định các vấn đề về việc giữ chân nhân viên. Có một vài khía cạnh bạn cần chú ý. Sau đây là sáu khía cạnh trong số đó.

  1. Phát triển sự nghiệp

    Thường xuyên thực hiện quy trình đánh giá hiệu quả làm việc để hiểu rõ kỳ vọng của mọi người và cách bạn có thể đáp ứng. Bạn hãy tập trung vào cơ hội học hỏi, phát triển và tăng trưởng, chứ không phải lợi ích hay lương thưởng. Mackay đề cập đến nghiên cứu cho thấy mặc dù việc tăng lương có thể giữ nhân viên thêm 1 năm nữa, nhưng sự đầu tư vào hoạt động học hỏi và phát triển kỹ năng lại giữ họ được thêm 3-5 năm.

  2. Lên kế hoạch cho lực lượng lao động

    Mackay nêu ra một cách để thực hiện việc này - đó là dùng hệ thống đèn giao thông đơn giản. Màu đỏ cho biết ai đó đang gặp khó khăn và có thể cần sự định hướng, màu hổ phách biểu thị tiềm năng cũng như sự sẵn sàng cho các dự án mới. Đồng thời, bạn sử dụng màu xanh lá cây cho các nhân viên nhiệt tình, có năng lực và sẵn sàng cho vị trí hoặc vai trò mới.

  3. Đo lường

    Chỉ 12% trong số các tổ chức thu thập dữ liệu để đánh giá các sáng kiến về việc giữ chân nhân viên, theo khảo sát về Lập kế hoạch và tìm kiếm nguồn nhân lực 2021 của CIPD. Đó có thể là nguyên nhân khiến nhà quản lý đưa ra các giả định hoàn toàn sai lầm về lý do mọi người nghỉ việc. Cho dù bạn sử dụng kỹ thuật gì, điều vô cùng quan trọng là phải đánh giá để xem các kỹ thuật này có hoạt động hiệu quả hay không.

  4. Hướng dẫn nhân viên mới và định hướng sớm

    Hơn 1/3 số người được phỏng vấn trong Báo cáo Tỷ lệ giữ chân nhân viên năm 2020 cho biết đã rời tổ chức trong năm đầu tiên. Và cứ 3 người nghỉ việc trong năm đầu tiên thì có 2 người ra đi trong sáu tháng đầu. Đó là lý do việc hướng dẫn và hỗ trợ hiệu quả cho nhân viên mới đóng vai trò rất quan trọng.

  5. Khen thưởng và ghi nhận

    Mặc dù nhận thêm thù lao không phải là ưu tiên số 1 trong danh sách mong ước của nhân viên, nhưng như thế không có nghĩa là họ không muốn được khen thưởng khi hoàn thành tốt công việc. Việc ghi nhận công khai có sự liên kết với những người gắn bó lâu hơn. Theo một khảo sát, 63% những người luôn luôn hoặc thường xuyên được ghi nhận tại nơi làm việc có rất ít khả năng tìm kiếm công việc mới trong 3-6 tháng tiếp theo.4


    Mackay nói: "Thật tuyệt vời khi các nhân viên được ghi nhận, nhưng cũng thực sự tốt cho lực lượng lao động khi thấy rằng đây là những giá trị của công ty, rằng công ty quan tâm đến mọi người và đó là điều quan trọng."

  6. Tin tưởng

    Khi nhân viên đột ngột phải làm việc tại nhà, nhiều tổ chức cảm thấy lo lắng về năng suất trong suốt thời kỳ đại dịch. Theo Mackay, điều này dẫn đến tình trạng quản lý vi mô, làm nhân viên cảm thấy không hài lòng và khiến họ nghỉ việc.


    Do đó, điều quan trọng là khi chúng ta chuyển đổi sang những cách làm việc khác nhau, các nhà quản lý cần tập trung củng cố nền tảng niềm tin để vun đắp mối quan hệ với đội ngũ của mình. Theo cách này, cùng với sự tập trung vào hoạt động phát triển cũng như ghi nhận, các tổ chức có thể xây dựng những mối quan hệ nhằm khuyến khích những người giỏi nhất ở lại.

Thông tin liên quan

Sự gắn bó của nhân viên: trạng thái này là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với nhân viên và doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm

Đọc tiếp

1 "Job Openings and Labor Turnover Summary", Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, 2021.
2 "Resetting Normal: Defining the New Era of Work", Adecco, 2020.
3 "2020 Retention Report: Insights on 2019 Turnover Trends, Reasons, Costs & Recommendations", Work Institute, 2020.
4 "Can employee recognition help you keep them longer?" Survey Monkey, 2019.
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Thông tin liên quan

Sự gắn bó của nhân viên: trạng thái này là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với nhân viên và doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm

Bài viết gần đây

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Sự gắn bó của nhân viên: trạng thái này là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với doanh nghiệp.

Sự gắn bó của nhân viên: trạng thái này là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với doanh nghiệp.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Câu hỏi khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên: Hỏi gì và tại sao lại hỏi.

Làm cách nào để tạo được Trải nghiệm nhân viên đặc biệt nếu bạn không thể đo lường? Tìm hiểu cách sử dụng khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên để tạo ra thay đổi to lớn.

Giao tiếp trong doanh nghiệp | Thời gian đọc: 7 phút

Chiến lược giao tiếp trong doanh nghiệp và lý do tổ chức cần chiến lược này.

Các tổ chức phải suy nghĩ lại về chiến lược giao tiếp khi mọi người bắt đầu làm việc từ xa trong thời kỳ giãn cách xã hội. Giờ đây, khi một số người bắt đầu trở lại nơi làm việc, các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ một lần nữa. Tìm hiểu cách bắt đầu.