Chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên là gì?

Chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên là gì?

Chúng ta đều nắm được sáng kiến thúc đẩy mức độ gắn bó của nhân viên là như thế nào. Đó là những hoạt động như ngày gắn kết đội ngũ, bữa trưa đóng góp và chia sẻ, chương trình tư vấn, sự kiện có diễn giả. Các sáng kiến này có thể hỗ trợ và kết nối mọi người trong tổ chức.

Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên.

Chiến lược là kế hoạch toàn diện và có cơ sở cho chương trình dài hạn nhằm gắn kết nhân viên. Các sáng kiến hiệu quả là kết quả của chiến lược được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Nếu không có hệ thống định hướng, sáng kiến sẽ thiếu rõ ràng và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Gỡ rối công việc nhờ Workplace

Từ khâu thông báo cho mọi người về kế hoạch quay trở lại văn phòng đến quá trình áp dụng mô hình làm việc kết hợp, Workplace làm cho công việc trở nên đơn giản hơn.

Xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm tăng cường sự gắn bó của nhân viên

Xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm tăng cường sự gắn bó của nhân viên

Để vạch ra chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên, trước tiên bạn cần xác định những "yếu tố thúc đẩy sự gắn bó". Nói cách khác, điều gì khiến nhân viên trở nên quan tâm và kết nối chặt chẽ hơn với tổ chức?

Đối với hầu hết các tổ chức, những yếu tố thúc đẩy sự gắn bó khá là giống nhau, bao gồm:

  • Sức khỏe toàn diện
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
  • Ghi nhận và khen thưởng
  • Phát triển sự nghiệp
  • Lợi ích tại nơi làm việc
  • Quyền tự chủ cá nhân
  • Khả năng lãnh đạo
  • Sự đa dạng và hòa nhập

Các chiến lược thường tập trung vào những vấn đề mà tổ chức cần giải quyết. Bằng cách tăng cường sự gắn bó của nhân viên, doanh nghiệp có thể cải thiện ở những chủ đề như tình trạng nghỉ làm thường xuyên và năng suất thấp. Sau khi bạn quyết định được yếu tố chính thúc đẩy sự gắn bó của tổ chức mình, bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược là xác định hiệu quả hiện tại của công ty ở những khía cạnh nói trên. Bạn có thể dùng thông tin này làm nền tảng cho chiến lược của mình, cũng như là tiêu chuẩn để tổ chức không ngừng cải thiện.

Đánh giá mức độ gắn bó của nhân viên

Đánh giá mức độ gắn bó của nhân viên

Để xây dựng chiến lược hiệu quả, bạn phải đo lường mức độ gắn bó hiện tại của nhân viên và các khía cạnh cần cải thiện. Bạn có thể khám phá yếu tố này bằng cách thường xuyên tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên dựa trên các tác nhân chính.

Công ty sẽ phân tích kết quả từ khảo sát mức độ gắn bó của nhân viên để tìm ra kiểu mẫu trong dữ liệu. Khảo sát này có thể chỉ ra mức độ gắn bó đang cao hay thấp ở phần nào trong công ty và các yếu tố nào khác (ví dụ: môi trường làm việc, phong cách quản lý và tần suất đóng góp ý kiến) có liên quan đến tình trạng đó. Bạn có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để định hình hoạt động khám phá hơn nữa, từ đó trợ giúp nhà lãnh đạo phát triển và tinh chỉnh chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên.

Bạn có thể xem xét kết quả này theo 2 cách: Theo mức độ gắn bó tương đối (ví dụ: các đặc điểm cá nhân như giới tính, dân tộc và tuổi tác) hoặc theo đặc điểm công việc (ví dụ: vị trí công việc và mô hình làm việc).

Bạn xem xét những dữ liệu càng chi tiết, chương trình về sự gắn bó của nhân viên càng có mục tiêu rõ ràng. Ví dụ: Bạn có thể khám phá ra rằng sức khỏe toàn diện ở một phòng ban cụ thể khá kém hoặc nhân viên thuộc nhóm tuổi nhất định cảm thấy mình cần được ghi nhận và khen thưởng nhiều hơn. Sau đó, bạn có thể đặt ra mục tiêu và xây dựng các sáng kiến xoay quanh những vấn đề này. Bạn có thể lấy khảo sát ban đầu làm tiêu chuẩn, rồi thực hiện khảo sát lần nữa sau một khoảng thời gian nhất định để xem có cải thiện nào không.

Hãy sử dụng khảo sát trực tuyến có lợi thế rõ ràng trong việc đối chiếu và phân tích kết quả dễ dàng hơn, cũng như giảm thiểu sai sót và công sức quản lý. Bằng cách phân phối khảo sát kỹ thuật số trên di động và máy tính bảng, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và kết nối nhân viên lưu động tuyến đầu hơn.

Bảng câu hỏi khảo sát mức độ gắn bó của nhân viên có dạng như thế nào?

Bảng câu hỏi khảo sát mức độ gắn bó của nhân viên có dạng như thế nào?

Khảo sát mức độ gắn bó của nhân viên thường sử dụng định dạng câu hỏi theo thang đo Likert. Khảo sát đưa ra nhận định, rồi bộ câu trả lời theo thang đo từ "hoàn toàn đồng ý / đồng ý / không đồng ý cũng không phản đối / không đồng ý / hoàn toàn không đồng ý".

Thang đo Likert rất phù hợp cho khảo sát mức độ gắn bó của nhân viên vì nhân viên sẽ thể hiện được bản thân mà không cần tốn quá nhiều công sức. Ngoài ra, mỗi câu trả lời đều có chung định dạng nên thang đo nói trên rất dễ đo lường và phân tích.

Sau đây là một số ví dụ về các câu hỏi khảo sát mức độ gắn bó của nhân viên mà bạn có thể dùng:

  • "Tôi tự hào được làm việc cho công ty của mình"
  • "Tôi sẽ giới thiệu công ty mình là nơi làm việc tuyệt vời"
  • "Tôi cảm thấy được người quản lý nhìn nhận và lắng nghe"
  • "Tôi có thể hình dung bản thân sẽ làm việc ở công ty này trong 2/5/10 năm tới"
  • "Tôi được cập nhật thông tin về những thay đổi lớn trong doanh nghiệp"
  • "Tôi hiểu và tin vào tầm nhìn của công ty"
  • "Công ty này cung cấp cho tôi cơ hội và chương trình đào tạo có ích cho sự nghiệp của tôi"
  • "Công ty có các hệ thống và quy trình để hỗ trợ tôi hoàn thành công việc một cách tốt nhất"
  • "Tôi được ghi nhận và cảm thấy thỏa nguyện vì đã làm tốt công việc"

Hãy luôn kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận rằng mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Ai sẽ phụ trách về chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên?

Ai sẽ phụ trách về chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên?

Bộ phận nhân sự đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kế hoạch mang tính chiến lược và duy trì sự gắn bó của nhân viên. Lý do là bộ phận này trực tiếp kiểm soát các yếu tố then chốt như lương bổng và phúc lợi, hoạt động đào tạo, chương trình chăm sóc sức khỏe và thời gian nghỉ phép có lương. Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự cũng nắm giữ chức năng liên kết quan trọng, kết nối các nhà lãnh đạo, phòng ban và cá nhân trong toàn bộ tổ chức.

Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm đặt ra các tiêu chuẩn về sự gắn bó của nhân viên và thiết kế các chiến lược hỗ trợ những tiêu chuẩn đó. Bộ phận nhân sự có thể cung cấp những chuẩn mực và cách làm tốt nhất cho trải nghiệm nhân viên, cũng như các tiêu chuẩn về sự gắn bó của nhân viên để hướng dẫn toàn bộ tổ chức.

Tuy nhiên, chỉ bộ phận nhân sự thôi thì chưa đủ. Theo nghiên cứu của Forrester, bộ phận nhân sự là phản hồi thường gặp nhất cho câu hỏi "ai phụ trách về trải nghiệm nhân viên tại công ty bạn?", nhưng chưa đến 30% nhân viên đưa ra câu trả lời này. Thay vào đó, trách nhiệm tạo ra trải nghiệm nhân viên được phân bổ trong toàn bộ công ty.

Vì vậy, dù bộ phận Nhân sự có thể đặt ra chiến lược nhưng chính những nhà quản lý mới là người chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc thực thi chiến lược đó. Nghiên cứu của Gallup cho thấy chỉ một nhà quản lý thôi cũng đã đảm trách 70% mức độ thay đổi trong sự gắn bó của đội ngũ. Trong thực tế, một số trách nhiệm về sự gắn bó còn thuộc về mỗi cá nhân. Theo một nghiên cứu đăng trên Organizational Journal of Behavior (Tạp chí về Hành vi của tổ chức), những khác biệt trong đặc điểm tính cách nhân viên dẫn đến 48% mức độ thay đổi trong sự gắn bó của cá nhân.

Ý tưởng về chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên

Ý tưởng về chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên

Để xây dựng chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên sao cho hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc cơ bản sau:

Giao tiếp và lắng nghe

Tài liệu nghiên cứu gần đây của Kang và Sung xác định mối liên kết giữa mức độ gắn bó của nhân viên và hoạt động giao tiếp 2 chiều. Không những truyền đạt thông điệp rõ ràng đến nhân viên, doanh nghiệp có nhân viên gắn bó còn sẵn sàng lắng nghe quan điểm của nhân viên và tạo ra nhiều cơ hội để mọi người đóng góp ý kiến.

Đào tạo và phát triển

Mức độ gắn bó của nhân viên bao gồm sự hài lòng và cam kết của cá nhân trong thời gian lâu dài. Do đó, tổ chức có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực khi cung cấp hoạt động đào tạo và phát triển sự nghiệp. Bằng cách đầu tư vào nhân viên và trợ giúp họ phát huy tiềm năng của mình, bạn thể hiện rằng tổ chức cũng tận tâm với họ như họ tận tâm với tổ chức.

Vượt khỏi danh tính ở nơi làm việc

Sự gắn bó của nhân viên mang tính toàn diện và bao hàm toàn bộ con người họ, chứ không chỉ mỗi chức năng chuyên môn. Những chương trình về sức khỏe toàn diện cũng như sự cân bằng giữa đời sống và công việc cũng góp phần xây dựng sự gắn bó của nhân viên. Các hoạt động kỷ niệm những sự kiện trong đời - như sinh nhật, lễ cưới và sinh con - tại nơi làm việc cũng có vai trò nhất định. Theo một khảo sát vào năm 2019 của Workhuman, nếu hài lòng với cách tổ chức chủ trì các buổi kỷ niệm sự kiện trong đời ở cơ quan, nhân viên có khả năng đồng ý rằng công ty mình là nơi làm việc tốt cao gần gấp 2 lần.

Sử dụng công nghệ thúc đẩy sự gắn bó

Các doanh nghiệp hiện đại ngày càng phụ thuộc vào công nghệ tại nơi làm việc nhằm tạo điều kiện cho mọi người hoàn tất nhiệm vụ và giao tiếp với nhau - nhất là vào thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19. Đây là cơ hội để những tổ chức này tăng cường sự gắn bó thông qua các công nghệ dễ tiếp cận, dễ sử dụng, cũng như hỗ trợ mọi người dễ dàng kết nối và đổi mới hơn.

Tạo chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên cho Thế hệ 8x - đầu 10x

Tạo chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên cho Thế hệ 8x - đầu 10x

Theo dự báo, những người sinh sau năm 1980 - nhân viên thuộc Thế hệ 8x - đầu 10x (hay còn gọi là Thế hệ Y) và Thế hệ Z - sẽ chiếm hơn một nửa lực lượng lao động trong thập kỷ sắp tới. Một số bằng chứng chỉ ra rằng những thế hệ này có thái độ khá khác với thế hệ trước đó trong các vấn đề như mức độ trung thành với công ty, hình thức làm việc từ xa và sự hài lòng với công việc.

Ví dụ: Nghiên cứu của PwC cho thấy về mặt lợi ích tại nơi làm việc, Thế hệ 8x - đầu 10x tận tâm với quá trình học hỏi cá nhân và hình thức làm việc linh hoạt hơn là với tiền bạc. Theo Gallup, họ cũng là nhóm có mức độ gắn bó thấp nhất trong lực lượng lao động ở Hoa Kỳ, với chỉ 29% người gắn bó với công ty và 16% người chủ động tách rời.

Vậy thì tổ chức có cần chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên dành riêng cho Thế hệ 8x - đầu 10x không? Bạn nên cân nhắc đến một số mối bận tâm của Thế hệ 8x - đầu 10x khi lên kế hoạch. Tuy nhiên, tổ chức cũng cần xem xét lực lượng lao động của mình, thu thập bằng chứng và hành động dựa vào những gì thu được.

Lợi ích từ chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên

Lợi ích từ chiến lược tăng cường sự gắn bó của nhân viên

Tổ chức thu được lợi ích kinh doanh cả ở hiện tại lẫn về lâu dài khi ưu tiên, đo lường và tối ưu hóa sự gắn bó của nhân viên một cách kỹ lưỡng và có hệ thống.

Những lợi ích này bao gồm năng suất gia tăng, mối quan hệ trong đội ngũ sâu sắc hơn, cấp quản lý làm việc hiệu quả hơn và nhân viên trở nên bền bỉ trong các giai đoạn căng thẳng cao độ. Những nhân viên gắn bó có thể mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn và nảy ra nhiều ý tưởng đổi mới hơn.

Với mức độ gắn bó cao, bạn có thể thu hút và giữ chân nhân tài vì trải nghiệm nhân viên tốt thường được mọi người chia sẻ với nhau cũng như được thể hiện trong các đánh giá về công ty. Khi xem trọng sự gắn bó, bạn cũng xây dựng được các kênh giao tiếp vững mạnh và cách làm tốt nhất trong doanh nghiệp mình nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho thành công trong tương lai.

Đọc tiếp

Đọc tiếp

Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Bài viết gần đây

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Sự gắn bó của nhân viên là gì?

Sự gắn bó của nhân viên ảnh hưởng đến mọi thứ, từ năng suất đến mức độ hạnh phúc. Tìm hiểu về các động lực chính thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên và cách nhận biết khi nhân viên không gắn bó trong công việc.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Các câu hỏi khảo sát sự hài lòng của nhân viên thực sự hiệu quả!

Câu hỏi hay nhất để khảo sát sự hài lòng của nhân viên là gì? Chúng tôi xem xét các câu hỏi mà cuộc khảo sát thăm dò ý kiến nhân viên, ý kiến đóng góp 360 và các bảng câu hỏi khác nên đề cập.

Năng suất | Thời gian đọc: 11 phút

Phục hồi năng suất thời đại dịch

Khám phá quan điểm của chúng tôi về năng suất, cách đo lường và duy trì năng suất khi mọi người dần trở lại nơi làm việc sau đại dịch.