7 cách đảm bảo nhân viên luôn gắn bó trong thời kỳ suy thoái

Trong bối cảnh một số quốc gia bước vào thời kỳ suy thoái và mức GDP toàn cầu giảm đi, các cá nhân và doanh nghiệp đang phải đối mặt với giai đoạn bất ổn. Vậy bạn có thể làm gì để nền kinh tế suy yếu không làm giảm mức độ gắn bó của nhân viên? Hãy cùng tìm hiểu

Sự GắN Bó CủA NHâN VIêN | THờI GIAN đọC: 6 PHúT
Liệu có xảy ra suy thoái trong năm 2022?

Liệu có xảy ra suy thoái trong năm 2022?

Ngày càng nhiều học giả dự đoán sẽ có cuộc suy thoái toàn cầu trong năm 2022 - và thực tế là một số quốc gia như Vương quốc Anh đang bước vào thời kỳ này. Vào tháng 7, trong báo cáo có tiêu đề "Gloomy and Uncertain" (U ám và bất ổn), Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố dự báo rằng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 6,1 trong năm 2021 xuống còn 3,2 trong năm 2022.

Dự báo của tổ chức này cho năm 2023 thậm chí còn thấp hơn - ở mức 2,9. Theo định nghĩa truyền thống, suy thoái nghĩa là GDP giảm trong 2 quý tài chính liên tiếp. Do đó, những con số dự báo này cho thấy cuộc suy thoái đang đến gần.

Điều gì gây ra tình trạng suy yếu này? Có một số yếu tố nguyên nhân, nhiều yếu tố trong đó rất được báo chí quan tâm. Giá nhiên liệu hóa thạch ở mức cao kỷ lục do vấn đề trong chuỗi cung ứng liên quan đến chiến tranh ở Ukraine. Tình hình lạm phát khiến chi phí sinh hoạt tăng lên trên khắp thế giới vì nền kinh tế toàn cầu không thể ổn định lại sau đại dịch COVID-19. Chỉ số giá tiêu dùng của OECD cho thấy mức lạm phát cao ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và khu vực châu Âu giữa năm 2021 và 2022, phản ánh mức tăng giá kỷ lục kể từ thập niên 1980, trong đó tỷ lệ lạm phát lên tới 2 chữ số ở nhiều quốc gia.

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống 6 bí quyết này của chuyên gia để khám phá mối liên hệ giữa sự gắn bó của nhân viên và văn hóa công ty.

Ảnh hưởng của tình trạng suy thoái đối với nhân viên

Ảnh hưởng của tình trạng suy thoái đối với nhân viên

Thời kỳ suy thoái gây ra sự bất an và căng thẳng cho nhiều người. Họ phải đối mặt với áp lực thường nhật từ chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn và hạn chế do quy định "thắt chặt tín dụng" đối với khoản vay cá nhân. Tỷ lệ lạm phát và lãi suất tăng cao kéo theo nỗi lo thanh toán khoản vay thế chấp, cũng như chi phí sưởi ấm và mua thực phẩm.

Những áp lực ấy cũng bám theo mọi người đến nơi làm việc. Nhân viên có thể bị chậm lương hay tiền thưởng thường niên khi doanh nghiệp "thắt lưng buộc bụng". Chính sách hạn chế tuyển dụng dẫn đến tình trạng mọi người trong tổ chức phải gánh vác khối lượng công việc lớn hơn. Bên cạnh đó là nguy cơ phát sinh lỗ hổng trong quá trình học hỏi và phát triển khi cấp trên kỳ vọng ngày càng nhiều nhân viên đảm nhận thêm vai trò và trách nhiệm. Cuộc suy thoái cũng có thể buộc doanh nghiệp phải tạm dừng những kế hoạch và dự án mà nhân viên đầu tư tâm huyết vì lo ngại về chi phí, từ đó nhân viên khó mà hình thành ý thức về mục đích và yên tâm về tương lai.

Tóm lại, tình trạng này có thể tác động tiêu cực đếnmức độ gắn bó của nhân viên.

Nhưng tiêu cực đến mức nào? Theo báo cáo nhìn lại của Trường Kinh doanh Wharton thuộc UPenn trong năm 2018, cuộc suy thoái năm 2008 ảnh hưởng lớn đến kỳ vọng và thái độ của nhân viên đối với công việc. Tinh thần của nhân viên bị ảnh hưởng do thiếu triển vọng việc làm lâu dài và tình trạng gia tăng công việc hợp đồng tạm thời không đảm bảo, cơ hội sở hữu nhà ở hoặc lập gia đình cũng ngày càng giảm.

Trong bối cảnh một số quốc gia như Vương quốc Anh bước vào thời kỳ suy thoái, còn các quốc gia khác thì cũng đang tiến ngày càng gần hơn, rõ ràng là bạn nên tăng cường các biện pháp thúc đẩy mức độ gắn bó của nhân viên để phòng ngừa kết quả như đã thấy giữa các năm 2007 và 2009.

Thậm chí còn hiệu quả hơn nếu bạn duy trì tiêu chuẩn cao đối với hoạt động quản lý trải nghiệm của nhân viên, bất kể tình hình kinh tế diễn biến ra sao. Suy cho cùng, thay đổi có thể đến theo nhiều hình thức, từ biến đổi về chính trị và xã hội, các sự kiện khí hậu đến công nghệ mới và đột phá. Khi đảm bảo nhân viên cảm thấy vui vẻ trong công việc, bạn sẽ xây dựng được khả năng chống chọi để dù điều gì xảy đến thì bạn cũng sẵn sàng đối mặt.

Cách tạo động lực cho nhân viên trong thời kỳ suy thoái

Cách tạo động lực cho nhân viên trong thời kỳ suy thoái

Sau đây là một số chiến lược bạn có thể dùng để ngăn thiệt hại mà tình trạng suy thoái có thể gây ra cho mức tương tác của nhân viên.

  1. Minh bạch trong trao đổi thông tin

    Khi không có thông tin nào, bản năng của con người là nghĩ đến tình huống xấu nhất và suy diễn tiêu cực. Đừng giấu nhân viên về thực tế đang diễn ra. Thay vào đó, hãy thường xuyên thông báo kế hoạch cho nhân viên và yêu cầu họ đóng góp ý kiến về những thay đổi có thể giúp tiết kiệm chi phí mà bạn đang muốn triển khai trong doanh nghiệp.

    Lãnh đạo có vai trò thiết yếu trong hoạt động cung cấp tin tức nổi bật về chiến lược của công ty, nhưng mối quan hệ với quản lý thậm chí còn quan trọng hơn đối với mục tiêu duy trì tinh thần của nhân viên. Trên thực tế, đội ngũ quản lý có thể quyết định thành bại. Nghiên cứu của Gallup cho thấy những người quản lý tạo ra 70% khác biệt trong mức độ gắn bó của nhân viên. Thông qua mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý, người lao động có thể kết nối với doanh nghiệp ở cấp độ cá nhân để thảo luận và báo cáo mọi lo ngại cho cấp bậc quản lý.

  2. Luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên

    Ý thức được những thời điểm khó khăn cũng như cung cấp hỗ trợ tinh thần và thực tiễn cho nhân viên khi họ cần.

    Các phương án điều chỉnh và hỗ trợ cho từng cá nhân có thể giúp nhân viên hoàn thành công việc khi hoàn cảnh của bản thân họ thay đổi. Theo nghiên cứu do tạp chí Harvard Business Review báo cáo, 21% nhân viên cho biết hỗ trợ cá nhân đã giúp ích cho họ trong những tháng đầu của đại dịch năm 2022, khi mà trách nhiệm chăm sóc, tình trạng hoạt động của dịch vụ trông trẻ và nhu cầu làm việc từ xa đều thay đổi nhanh chóng, đồng thời công việc cần linh hoạt để đáp ứng tình hình.

    Chương trình Hỗ trợ Nhân viên (EAP) có thể giúp bạn cung cấp hỗ trợ mà vẫn cho nhân viên quyền ẩn danh. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong những doanh nghiệp áp dụng EAP, nhân viên có mức áp lực công việc thấp hơn, trong khi cam kết của tổ chức, cảm giác hài lòng với công việc và hỗ trợ xã hội đều đạt mức cao hơn.

  3. Thể hiện sự đồng cảm

    Dù nắm giữ chức vụ nào, cuộc sống riêng tư của mọi người đều có khả năng chịu ảnh hưởng từ tình trạng suy thoái. Bằng cách thể hiện lòng đồng cảm với nhân viên qua những vấn đề như bất ổn trong sự nghiệp và áp lực tài chính, bạn có thể giúp họ cảm thấy được nhìn nhận và lắng nghe ở nơi làm việc.

    Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực nhấn mạnh rằng cần cân bằng giữa lòng đồng cảm và trách nhiệm khi dẫn dắt nhân viên vượt qua giai đoạn khó khăn. Tổ chức này đề xuất nên đặt ra "kỳ vọng nhỏ" để chuyển trọng tâm sang thực tại trước mắt, qua đó giảm lo lâu mà không cần loại bỏ hoàn toàn khối lượng công việc. Ví dụ: lập mục tiêu hàng ngày thay vì hàng tháng hay hàng tuần.

  4. Liên tục tặng thưởng cho nhân viên

    Ít có vấn đề nào dễ gây ra ức chế và bất mãn hơn việc hủy đi những phúc lợi mà nhân viên kỳ vọng nhận được. Hành động cắt giảm lương hay ngừng thanh toán tiền thưởng có thể giảm áp lực cho bảng cân đối kế toán trong chốc lát, nhưng về sau bạn sẽ phải trả giá bằng năng suất giảm hoặc tổn hại văn hóa ở nơi làm việc.

    Nếu muốn cắt giảm những lợi ích ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của nhân viên, hãy cân nhắc cho nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định. Hãy tuyên bố minh bạch rằng công ty cần cắt giảm chi phí và đưa ra lựa chọn để nhân viên đóng góp ý kiến. Nếu bạn thực hiện thông qua khảo sát, hãy cân nhắc sử dụng phân tích kết hợp. Cách này giúp nhân viên cân bằng giữa các lựa chọn để tìm ra những yếu tố quan trọng nhất với họ.

  5. Cung cấp chương trình đào tạo

    Chương trình đào tạo và phát triển nhân viên có thể là cách tuyệt vời để cổ vũ những nhân viên đang cảm thấy bất an về tương lai hay băn khoăn liệu kỹ năng của mình có còn giá trị hay không. Hoạt động nâng cao và đào thêm kỹ năng đã trở thành chủ đề quan trọng trong thời gian gần đây vì các công ty muốn trang bị cho lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

    Công tác bổ sung kỹ năng mới cho doanh nghiệp cũng giúp đẩy mạnh mức độ gắn bó của nhân viên. Theo Nghiên cứu của Gallup trong năm 2021, 76% nhân viên được đào tạo nâng cao kỹ năng cảm thấy yêu thích công việc, còn trong số những người không được đào tạo thì tỷ lệ này chỉ đạt 62%. Nhân viên được đào tạo thêm kỹ năng cũng đạt tỷ lệ cao hơn về cảm giác có mục đích (78% so với 65%) và cho biết họ có cơ hội thăng chức (72% so với 41%).

  6. Ưu tiên sức khỏe toàn diện

    Trong đại dịch, các doanh nghiệp đồng loạt nhận ra sức khỏe toàn diện của nhân viên có giá trị như thế nào. Khi đó, sức khỏe toàn diện trở thành khẩu hiệu của những lãnh đạo Nhân sự muốn giúp nhân viên có cuộc sống thuận lợi hơn. Vì vậy, kỳ vọng của nhân viên đã thay đổi, họ kỳ vọng công ty sẽ chịu phần trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên, đặc biệt là khi có sự kiện bất lợi trên toàn cầu như suy thoái.

    May mắn là nếu biết chăm sóc cho sức khỏe toàn diện của nhân viên, kết quả kinh doanh của bạn cũng sẽ hưởng lợi. Nghiên cứu của BITC Workwell chỉ ra rằng trong số các công ty thuộc danh sách FTSE 100, những công ty có cách bố trí chặt chẽ để báo cáo mức độ gắn bó và sức khỏe toàn diện của nhân viên đạt hiệu quả cao hơn 10% so với các công ty khác trong cùng danh sách.

  7. Ghi nhận và tặng thưởng cho nhân viên

    Hình thức ghi nhận đóng góp cá nhân của nhân viên là cách vô cùng hiệu quả để giúp họ luôn gắn bó, đồng thời cũng có thể góp phần đảm bảo mức độ gắn bó của nhân viên trong giai đoạn suy thoái. Số liệu do Forbes báo cáo cho thấy khi công ty thường xuyên ghi nhận đóng góp của cá nhân hơn thì số lượng nhân viên có ý định tiếp tục vai trò của mình cũng tăng lên đáng kể - cao hơn 31%.

    Điểm cộng là củng cố cách công nhận này bằng lợi ích hay đặc quyền. Nhưng theo Steve Sonnenberg của Forbes, bạn không cần tốn kém về tài chính mới có thể duy trì hoạt động ghi nhận này. Anh khẳng định rằng "...bên cạnh phần thưởng bằng tiền, các hình thức ghi nhận tượng trưng thường đem lại hiệu quả không kém, chẳng hạn như thiệp chúc mừng, giấy chứng nhận hay lời cảm ơn công khai."

Có thể bạn quan tâm:

Hãy luôn kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận rằng mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Liên quan

Buổi thảo luận trực tiếp: Các bí quyết cần thiết để xây dựng chiến lược EX.

Đăng ký ngay
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Buổi thảo luận trực tiếp: Các bí quyết cần thiết để xây dựng chiến lược EX.

Đăng ký ngay

Bài viết gần đây

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Sự gắn bó của nhân viên là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với tổ chức của bạn.

Sự gắn bó của nhân viên: trạng thái này là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với doanh nghiệp.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Câu hỏi khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên: Hỏi gì và tại sao lại hỏi.

Làm cách nào để tạo được Trải nghiệm nhân viên đặc biệt nếu bạn không thể đo lường? Tìm hiểu cách sử dụng các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên để tạo ra thay đổi to lớn.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 6 phút

Tiếng nói của nhân viên: khả năng lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng văn hóa và thu hút được nhân tài như thế nào.

Các tổ chức đang tìm cách thu hút và giữ chân nhân viên tốt nhất của mình trước cuộc Đại khủng hoảng lao động. Đây là lý do mà khả năng biết lắng nghe có thể là chìa khóa dẫn đến thành công.