Cách xây dựng cảm giác gắn kết tại nơi làm việc

Chúng ta đều muốn cảm thấy thuộc về nơi nào đó. Nhưng tổ chức của bạn có xem trọng nhân viên vì con người thật của họ không?

MứC độ GắN Bó CủA NHâN VIêN | THờI GIAN đọC: 6 PHúT
Belonging at work

Theo bạn, cảm giác gắn kết tại nơi làm việc là gì?

Về cơ bản, cảm giác gắn kết là khi một người cảm thấy hòa nhập và được đón nhận vì con người "thực" của mình. Tại nơi làm việc, đó là khi nhân viên có thể đóng góp cởi mở và trung thực cả về khía cạnh chuyên môn lẫn kiến thức xã hội, đồng thời cảm thấy được lắng nghe và xem trọng vì những đóng góp đó. Cảm giác gắn kết cũng đóng vai trò quan trọng trong mức độ gắn bó của nhân viên.

Tuy nhiên, cảm giác gắn kết không đơn thuần là yếu tố nên có, mà còn là nhu cầu cơ bản để mọi người phát huy tối đa tiềm năng của mình. Hãy xem xét cảm giác này qua tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow.1 4 tầng nhu cầu đầu tiên là về sự thiếu hụt - tình trạng không có đủ. Mọi người sẽ giảm động lực khi những nhu cầu này được đáp ứng.

Nhưng còn một tầng phía trên gọi là "nhu cầu phát triển". Những nhu cầu này bắt nguồn từ khao khát phát triển của cá nhân và đạt đến mức độ khẳng định bản thân để trở thành "phiên bản tốt nhất có thể". Nếu hiểu cảm giác gắn kết là nhu cầu phát triển thì khi nhu cầu này được đáp ứng, động lực của một người sẽ tăng.

Những người thuộc các nhóm nhân khẩu học khác nhau có trải nghiệm khác nhau về công việc và nơi làm việc. Khi gia nhập vào đội ngũ, cá nhân sẽ cảm thấy có mục đích và được đáp ứng nhu cầu thông thường về mối quan hệ lao động/công việc. Nhưng công việc không chỉ có vậy. Trọng tâm đang dần chuyển sang vấn đề sức khỏe toàn diện và sức khỏe tinh thần. 2 yếu tố này là động lực cho khả năng sinh lời và sự thành công của doanh nghiệp.

Theo Deloitte, cảm giác gắn kết mang đến sự thoải mái, kết nối và đóng góp. Cảm giác này dẫn lối đến sự khẳng định bản thân, trong đó có các vấn đề về danh tính, khả năng chấp nhận và kết nối xã hội. Nhân viên muốn cảm thấy được trân trọng vì con người thật của mình. Họ muốn tin chắc rằng mình được đối xử công bằng, đề cao và tôn trọng bởi đồng nghiệp cũng như nhà lãnh đạo.

Khi có cảm giác gắn kết mạnh mẽ, nhân viên sẽ có các mối quan hệ có ý nghĩa với mọi người trong tổ chức. Họ đồng tình và có cảm giác bản thân quan trọng với mục tiêu của tổ chức, cũng như thấy điểm mạnh của mình được xem trọng.

Gỡ rối công việc nhờ Workplace

Từ khâu thông báo cho mọi người về kế hoạch quay trở lại văn phòng đến quá trình áp dụng mô hình làm việc kết hợp, Workplace làm cho công việc trở nên đơn giản hơn.

Sự đa dạng, hòa nhập và gắn kết tại nơi làm việc

Sự đa dạng, hòa nhập và gắn kết tại nơi làm việc

Doanh nghiệp ngày càng xem sự đa dạng, hòa nhập và gắn kết (DE&I) là yếu tố hết sức quan trọng với lực lượng lao động thành công và thỏa mãn, cũng như với lợi nhuận đi kèm theo đó. Tuy nhiên, khái niệm của sự gắn kết phát triển đến đâu còn tùy thuộc vào sức mạnh của cảm giác tâm lí này trong việc thúc đẩy mọi người thông qua ý thức của chính họ.

CBI mô tả cảm giác gắn kết là "thành phần còn thiếu" của sự đa dạng và hòa nhập. Theo đó, dù tổ chức đã có nhiều hành động để xây dựng lực lượng lao động biết chấp nhận sự đa dạng và nuôi dưỡng tính hòa nhập, nhưng chính cảm giác gắn kết mới là bằng chứng thực sự cho thấy nơi làm việc ấy thật sự hòa nhập và đa dạng.

Các chính sách DE&I yêu cầu tổ chức và nhân viên công nhận sự đa dạng và đối xử công bằng với người khác. Trong khi đó, việc tạo cảm giác gắn kết nghĩa là hiểu nhu cầu được cảm thấy là một phần của đội ngũ bên trong mỗi người. Đối với nhà lãnh đạo, quy trình này không liên quan nhiều đến cấu trúc và số liệu mà tập trung vào việc tìm kiếm quan điểm khác biệt và khuyến khích sự đa dạng trong tư duy cũng như ý kiến.

Nhân viên có suy nghĩ gì về cảm giác gắn kết tại nơi làm việc?

Nhân viên có suy nghĩ gì về cảm giác gắn kết tại nơi làm việc?

Khi đại dịch COVID bùng phát và cách chúng ta làm việc thay đổi đáng kể, nhà lãnh đạo bắt đầu nhận thấy sự kết nối vững chắc hơn giữa hiệu quả và cảm giác gắn kết. Hình thức làm việc từ xa và kết hợp mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng khiến chúng ta phải chú ý đến cảm giác cô lập và tách rời. Các công ty hiện đã nhận ra rằng họ cần nỗ lực để trợ giúp nhân viên cảm thấy gắn kết, nhất là khi cần vun đắp văn hóa gắn kết ở nơi làm việc theo hình thức kết hợp - mô hình mà ở đó, mọi người không phải lúc nào cũng sử dụng chung một không gian thực với đồng nghiệp.

Theo khảo sát gần đây của LinkedIn, tuy rất quan trọng nhưng sự đa dạng và hòa nhập chưa đủ để tối đa hóa hiệu quả. Nếu chiến lược thiếu đi cảm giác gắn kết thì khó mà đảm bảo an toàn về mặt tinh thần cũng như mức độ gắn bó của nhân viên.2 Những người tham gia khảo sát được hỏi về yếu tố nào đem lại cho họ cảm giác gắn kết. Câu trả lời phổ biến nhất (với 59% số người trả lời khảo sát) là họ muốn được ghi nhận vì thành tựu của mình. 51% nói rằng họ muốn có cơ hội thể hiện ý kiến một cách tự do.

Một nửa số người tham gia muốn được mọi người xem trọng đóng góp của họ trong các cuộc họp. Một nửa khác chia sẻ rằng họ muốn cảm thấy thoải mái khi là chính mình tại nơi làm việc. Hơn 40% người tham gia khảo sát cho biết họ muốn công ty minh bạch về các hoạt động phát triển, cũng như muốn được công ty/đội ngũ trân trọng họ.

Các con số đo lường sự đa dạng và hòa nhập cũng phần nào hướng tới những mục tiêu này. Nhưng rõ ràng là nếu muốn thu được các lợi ích về hiệu quả và sự gắn bó mà cảm giác gắn kết mang lại, tổ chức cần tìm hiểu sâu hơn các câu trả lời liên quan đến tâm lý của nhân viên.

Quá trình này sẽ không hề dễ dàng. Nghiên cứu của Deloitte đã phát hiện ra "khoảng cách sẵn sàng", trong đó 79% tổ chức tin rằng vào năm sắp tới, hoạt động bồi dưỡng cảm giác gắn kết tại nơi làm việc sẽ đóng vai trò quan trọng đối với thành công của mình, nhưng chỉ 13% sẵn sàng hành động.

Giá trị của cảm giác gắn kết tại nơi làm việc

Giá trị của cảm giác gắn kết tại nơi làm việc

Các chuyên gia huấn luyện của BetterUp đã thực hiện khảo sát cùng 1.789 nhân viên toàn thời gian tại Hoa Kỳ và tiến hành thí nghiệm với 3.000 người tham gia. Họ nhận thấy rằng cảm giác gắn kết mạnh mẽ làm tăng hiệu quả công việc thêm 56%.3 Và đó chưa phải là tất cả. Cảm giác này còn giảm thiểu 50% nguy cơ nhân viên nghỉ việc và 75% số ngày nghỉ ốm. Từ góc nhìn của nhân viên, lương tăng gấp đôi và tỷ lệ thăng tiến tăng thêm gần 20%. Về ý kiến đóng góp tích cực, số người nói rằng họ sẽ giới thiệu công ty mình với người khác tăng 167%.

Mặt khác, cảm giác cô lập và tách rời có tác động tiêu cực đáng kể. Nghiên cứu cũng tìm ra bằng chứng rõ ràng cho thấy cảm giác tách rời dẫn đến hành vi tự hại và gây tổn thất cho đội ngũ cũng như dự án kinh doanh, từ đó làm thiệt hại về mặt tài chính. Những người cảm thấy lạc lõng làm việc kém chăm chỉ hơn, ngay cả khi biết mình sẽ mất đi đãi ngộ tài chính. Cảm giác tách rời khiến mọi người ít nỗ lực hơn.

Kết quả này tương đồng với báo cáo của New Economics Foundation4 về tác động của cảm giác cô đơn và cô lập đến chi phí kinh doanh trên khắp Vương quốc Anh. Báo cáo này cho rằng:

  • Nhiều vấn đề sức khỏe dẫn tới tình trạng nghỉ ốm và có thể là do cảm giác cô đơn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.

  • Mức độ năng suất có liên quan đến sức khỏe toàn diện, cũng như cảm giác cô lập và cô đơn dẫn đến tình trạng giảm sút động lực cũng như năng suất ở nhân viên.

  • Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc chắc chắn sẽ tăng khi mọi người cảm thấy không hạnh phúc hoặc không được trân trọng.

Tất cả những yếu tố nói trên gây thiệt hại như thế nào đến doanh nghiệp? Theo nghiên cứu, con số này là £2,5 tỷ/năm ở Vương quốc Anh, qua đó cho thấy mối liên kết rõ ràng giữa sức khỏe toàn diện, cảm giác gắn kết và sự thành công của doanh nghiệp.

Làm cách nào để nhà lãnh đạo nuôi dưỡng cảm giác gắn kết ở nơi làm việc?

Làm cách nào để nhà lãnh đạo nuôi dưỡng cảm giác gắn kết ở nơi làm việc?

Rõ ràng là để thành công, doanh nghiệp cần đưa vấn đề về cảm giác gắn kết vào chiến lược vận hành và nhân sự. Nhà lãnh đạo có nhiều cách để góp phần phát triển văn hóa gắn kết thành công, cũng như để tạo lập lực lượng lao động sao cho mọi người đều cảm thấy được chấp nhận vì chính con người họ và những đóng góp của họ.

Mời mọi người cùng tham gia

Hãy thể hiện rõ rằng cảm giác gắn kết xuất phát từ mọi người và khuyến khích họ cùng đóng góp. Đưa ra các quyết định và chính sách cởi mở, minh bạch. Tìm hiểu những cách sáng tạo và mới mẻ để bồi dưỡng cảm giác gắn kết.

Can thiệp khi tình trạng tách rời xảy ra

Làm gương hành vi mong muốn. Chia sẻ các câu chuyện - cả trải nghiệm tích cực lẫn tiêu cực - một cách cởi mở, cũng như kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến trong quá trình đó.

Loại bỏ tình trạng "kẻ ngoài cuộc"

Thể hiện sự hỗ trợ chân thật cho văn hóa gắn kết, đảm bảo mọi người đều được lắng nghe.

Công nhận sự khác biệt

Tôn vinh các nét riêng biệt về hoàn cảnh và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Khuyến khích mọi người lên tiếng

Tạo môi trường để mọi người bày tỏ cảm nhận mà không sợ bị chỉ trích hay gặp phải hệ quả tiêu cực.

Nêu bật các nhóm thiểu số

Đảm bảo mọi người nhận thức và trân trọng những điểm khác biệt một cách cởi mở.

Cung cấp lợi ích phù hợp

Điều chỉnh lợi ích theo cá nhân. Ví dụ: lịch làm việc linh hoạt, chương trình về sức khỏe cảm xúc và hành động thể hiện sự trân trọng phù hợp với từng cá nhân.

Khuyến khích chương trình định hướng

Sử dụng chương trình định hướng để xây dựng các liên minh chuyên môn giữa những cá nhân đa dạng nhằm khuyến khích sự hòa nhập và khả năng tiếp cận các quan điểm khác nhau.

Khuyến khích hoạt động gắn kết đội ngũ

Khuyến khích mọi người gặp gỡ sau giờ làm - trực tiếp hoặc qua mạng - để xây dựng và củng cố các mối quan hệ.

Hỏi ý kiến từ mọi người

Luôn chú ý đến những người có vẻ ngần ngại tham gia hoặc những ai ít đóng góp.

Ra quyết định một cách minh bạch

Cho biết rõ ai là người ra quyết định và căn cứ của quyết định đó. Đảm bảo mọi người đều nắm được những quyết định đó và người ra quyết định.

Tạo lập sự đồng cảm

Tạo dựng nền văn hóa sao cho mọi người sẵn sàng và tự giác suy xét đến cảm xúc cũng như sức khỏe tổng thể của người khác. Bạn có thể cần mời chuyên gia bên ngoài đến trò chuyện với nhân viên về các vấn đề như sức khỏe tinh thần và cảm giác cô đơn. Khuyến khích các sáng kiến để mọi người chia sẻ những góc nhìn khác nhau.

Đưa sự đa dạng vào quá trình lên kế hoạch cho tương lai

Lên kế hoạch dành riêng cho những điểm khác biệt, tầm ảnh hưởng mới, kỹ năng, kinh nghiệm và sự đóng góp.

Đọc tiếp:

Hãy cùng kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận rằng mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Liên quan

Buổi thảo luận trực tiếp: Các bí quyết cần thiết để xây dựng chiến lược EX.

Đăng ký ngay
1 "Maslow's Hierarchy of Needs" (Tháp Maslow về nhu cầu) - McLeod, 2022.
2 "Employees Share What Gives Them a Sense of Belonging at Work" (Nhân viên chia sẻ những yếu tố mang lại cảm giác gắn kết tại nơi làm việc) qua LinkedIn
3 "The Value of Belonging at Work: Investing in Workplace Inclusion" (Giá trị của cảm giác gắn kết tại nơi làm việc: Đầu tư vào tính hòa nhập ở nơi làm việc) - Kellerman.
4 "The cost of loneliness to UK employers" (Cái giá của sự cô đơn mà các công ty ở Vương quốc Anh phải trả) - Michaelson, Jeffrey, Abdallah, 2017.
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Buổi thảo luận trực tiếp: Các bí quyết cần thiết để xây dựng chiến lược EX.

Đăng ký ngay

Bài viết gần đây

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Sự gắn bó của nhân viên là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với tổ chức của bạn.

Sự gắn bó của nhân viên: trạng thái này là gì và tại sao lại quan trọng đến thế với doanh nghiệp.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 8 phút

Câu hỏi khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên: Hỏi gì và tại sao lại hỏi.

Làm cách nào để tạo được Trải nghiệm nhân viên đặc biệt nếu bạn không thể đo lường? Tìm hiểu cách sử dụng các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên để tạo ra thay đổi to lớn.

Sự gắn bó của nhân viên | Thời gian đọc: 6 phút

Tiếng nói của nhân viên: khả năng lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng văn hóa và thu hút được nhân tài như thế nào.

Các tổ chức đang tìm cách thu hút và giữ chân nhân viên tốt nhất của mình trước cuộc Đại khủng hoảng lao động. Đây là lý do mà khả năng biết lắng nghe có thể là chìa khóa dẫn đến thành công.