Đổi mới trong công việc

Các tổ chức thành công không đứng yên. Bằng cách xây dựng văn hóa đổi mới, bạn có thể luôn dẫn đầu, tăng năng suất và hiệu quả.

NăNG SUấT | THờI GIAN đọC: 9 PHúT
Innovation at Work
Sự đổi mới tại nơi làm việc là gì?

Sự đổi mới tại nơi làm việc là gì?

Sự đổi mới tại nơi làm việc bao gồm quá trình hình thành, ươm mầm và thực hiện ý tưởng mới. Hoạt động này có thể liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty nhưng cũng không kém phần quan trọng trong chiến lược, quy trình và phương thức kinh doanh. Các hình thức đổi mới có thể liên quan đến công nghệ, mô hình kinh doanh, nhân sự và tiếp thị, cũng như hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Trong khi nhiều doanh nghiệp tập trung đáp ứng mong đợi của khách hàng và nhân viên thì sự đổi mới chắc chắn là chìa khóa dẫn đến thành công thực sự. Một doanh nghiệp không đổi mới cuối cùng sẽ rơi vào tình trạng đình trệ. Nhưng sự đổi mới không đồng nghĩa với các thay đổi thường xuyên làm xáo trộn hoạt động quản lý và lực lượng lao động. Sự đổi mới có thể táo bạo và toàn diện hoặc là một loạt các thay đổi nhỏ, tăng dần để thúc đẩy sự phát triển nhất quán, liên tục.

Gỡ rối công việc nhờ Workplace

Từ khâu thông báo cho mọi người về kế hoạch quay trở lại văn phòng đến quá trình áp dụng mô hình làm việc kết hợp, Workplace làm cho công việc trở nên đơn giản hơn.

Sự đổi mới tại nơi làm việc có thể chia thành 2 loại:

  • Sự đổi mới bên ngoài - bao gồm những thay đổi đối với chiến lược tiếp thị, văn hóa công ty, hoạt động phát triển thương hiệu và sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Sự đổi mới nội bộ - bao gồm những thay đổi trong cách tổ chức hoạt động, trong đó có cơ cấu và thứ bậc công việc, đội ngũ, ban quản lý, các chiến lược định hướng và huấn luyện, cũng như những sáng kiến đến từ nhân viên.

Trong nội bộ, hoạt động đổi mới tại nơi làm việc phát huy hiệu quả cao nhất khi lan truyền trong toàn bộ văn hóa công ty. Nghĩa là nhân viên ở mọi cấp bậc đều được khuyến khích tham gia đóng góp, tổ chức các buổi lên ý tưởng cũng như phát triển thông tin chi tiết và cách làm việc mới.

Tại sao sự đổi mới tại nơi làm việc lại quan trọng?

Tại sao sự đổi mới tại nơi làm việc lại quan trọng?

Bằng chứng cho thấy sự đổi mới là yếu tố sống còn đối với khả năng tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất, cũng như thúc đẩy hoạt động tuyển dụng cùng với sự hài lòng của nhân viên. Theo nhiều cuộc khảo sát của chính phủ Vương quốc Anh, các công ty đổi mới tăng trưởng với tốc độ cao khoảng gấp đôi so với những công ty không đổi mới. Khi áp dụng các phương pháp đổi mới, năng suất, sức khỏe, mức độ gắn bó và tình trạng sống vui khỏe của nhân viên có thể cải thiện 20%-60%.

Một số lợi ích quan trọng nhất của văn hóa dựa trên sự đổi mới tại nơi làm việc liên quan đến chính nhân viên. Nghiên cứu gần đây của Forbes cho thấy mức độ gắn bó của nhân viên có mối tương quan tích cực với sự đổi mới. Khi gắn bó, nhân viên sẽ linh hoạt và có kết nối cảm xúc sâu sắc hơn với công việc, sẵn sàng đổi mới và chinh phục thách thức. Tư duy đổi mới mang đến cơ hội phát triển và học hỏi từ cả thành công lẫn thất bại. Nghiên cứu của Deloitte cho thấy nếu có văn hóa học tập mạnh mẽ, tổ chức có khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới cao hơn 92%, còn năng suất cao hơn 52%.

Ví dụ về sự đổi mới tại nơi làm việc

Ví dụ về sự đổi mới tại nơi làm việc

Có nhiều hơn một cách để sáng tạo tại nơi làm việc - sự đổi mới có nhiều hình thức.

Sự đổi mới liên tục hoặc tăng dần: Loại đổi mới này diễn ra liên tục. Quá trình này có thể không kịch tính, nhưng lại tạo thành xương sống của nền văn hóa dựa trên sự đổi mới, bao gồm các chuỗi hoạt động có quy mô toàn lực lượng lao động. Thông qua loại hình đổi mới này, tất cả các bộ phận và cá nhân đều mặc định tham gia vào tư duy đổi mới, tìm kiếm cơ hội đóng góp, thử nghiệm và phát triển ý tưởng.

Sự đổi mới đột phá hoặc ngẫu nhiên có thể xuất hiện một cách có chủ ý thông qua các sáng kiến hoặc hoạt động lên ý tưởng một lần hay vấn đề phát sinh tại nơi làm việc. Sự đổi mới này cũng có thể xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, cơ hội kinh doanh mới hoặc sự thay đổi trong thị trường rộng lớn hơn.

Sự đổi mới bộc phát có thể xảy ra khi có tình huống bất ngờ đòi hỏi hành động ngay lập tức hoặc khi công ty đủ cởi mở và tích cực để thử điều gì đó mới mà thậm chí không cần có lý do. Loại hình đổi mới này - nhất là khi dẫn đến thành công - thường được coi là sự tình cờ hoặc đột phá may mắn. Nhưng trên thực tế, sự đổi mới này chỉ đến khi có khuôn khổ chiến lược và sự tự tin. Chỉ các công ty đã chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng nhanh chóng mới có thể khai thác tối đa lợi ích từ đó.

Có nhiều yếu tố khác thúc đẩy sự đổi mới. Trong đó có hoạt động đầu tư và tiến bộ về công nghệ, khả năng cộng tác nội bộ có chủ ý hoặc ngẫu nhiên, sự tham gia của khách hàng hoặc ý tưởng cùng trải nghiệm mới đến từ quá trình nghiên cứu. Nền văn hóa doanh nghiệp mang tính đổi mới sẽ cởi mở với tất cả các yếu tố kể trên. Trong các nền văn hóa này, mọi người đều có thể làm việc để cải thiện hiệu quả, hiệu suất, sự thích thú và năng suất mà thường chỉ khiến doanh nghiệp tốn thêm rất ít hoặc không hề tốn thêm chi phí.

12 ý tưởng đổi mới tại nơi làm việc

12 ý tưởng đổi mới tại nơi làm việc

Khảo sát Engage for Success - còn được gọi là còn gọi là báo cáo MacLeod - đã xem xét các tổ chức trên khắp Vương quốc Anh để thiết lập mối liên hệ giữa mức độ gắn kết cao của nhân viên và hiệu quả cao. Báo cáo này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có các điều kiện phù hợp để khai thác tiềm năng của văn hóa đổi mới tại nơi làm việc. Các yếu tố then chốt để phát huy tối đa lợi ích của nền văn hóa thực sự dựa trên sự đổi mới là khả năng tạo lập sự chính trực, xây dựng lòng tin cũng như sự cam kết và hoạt động giao tiếp 2 chiều.

Để trở nên đổi mới hơn, tổ chức cần xem xét một số yếu tố.

1. Chuẩn bị đổi mới

Trước khi phát triển chiến lược đổi mới, hãy đảm bảo bạn đã giải quyết mọi vấn đề hoặc rào cản. Bạn cần nhận ra những hạn chế đối với tư duy đổi mới, chẳng hạn như tình trạng thiếu tự tin, không đủ thời gian và phụ thuộc quá nhiều vào cách làm việc truyền thống. Đồng thời, hãy khuyến khích cách suy nghĩ đột phá và mới mẻ. Chỉ khi toàn bộ tổ chức hoạt động trên quan điểm lạc quan và có quyền tự do thách thức hiện trạng thì sự tiến triển mới thực sự mang tính đổi mới.

2. Đảm bảo mọi người đều tham gia

Nền văn hóa công ty mang tính đổi mới cần có sự tham gia của mọi người. Hãy cân nhắc sử dụng các cuộc khảo sát, hộp gợi ý cũng như buổi phản hồi thường xuyên để thể hiện sự cởi mở với ý tưởng mới, đồng thời tạo ra cách đóng góp ý kiến về sự tiến triển và thay đổi ngay khi diễn ra. Khi thực sự hướng đến tính đa dạng và hòa nhập đích thực, công ty có thể nhận được lợi ích từ nhiều quan điểm cũng như trải nghiệm vì mọi người đều được khuyến khích tham gia.

3. Đảm bảo mọi người thực sự gắn bó

Sự gắn bó dựa trên lòng tin, đồng thời là cam kết 2 chiều giữa tổ chức và nhân viên của mình. Nghiên cứu của Gallup cho thấy mức độ gắn bó cao hơn có liên quan chặt chẽ đến mức độ đổi mới cao hơn.

4. Ghi nhận và khen thưởng tư duy đổi mới

Hoạt động ghi nhận nhân viên là mấu chốt để duy trì văn hóa đổi mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những nhân viên cho biết họ được ghi nhận vì thành tích xuất sắc, có khoảng 88% chia sẻ rằng nguyên nhân là họ chủ động khuyến khích sự đổi mới.

5. Xóa bỏ hệ thống thứ bậc truyền thống

Khi nói đến tư duy và hành động đổi mới, mọi người đều có vai trò bình đẳng, bất kể mức độ kinh nghiệm hoặc vị trí của họ trong doanh nghiệp. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 45% nhân viên đồng ý rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với tư duy đổi mới trong công ty là quá trình vượt qua rào cản giữa các cấp quản lý.

6. Tuyển dụng đội ngũ đa dạng

Nếu thực sự đổi mới, công ty sẽ cố gắng tuyển dụng những người thực sự cởi mở với sự đổi mới. Nhưng quan trọng hơn, họ cần những nhân viên đến từ các hoàn cảnh và có trải nghiệm thực sự đa dạng. Nhờ đó, họ có góc nhìn quý giá, rộng lớn hơn trong các cuộc thảo luận và quy trình.

7. Đảm bảo tư duy đổi mới vẫn duy trì được tính công bằng

Khi thử nghiệm ý tưởng đổi mới, đừng đánh mất sự an toàn, tính hòa nhập, đa dạng và bền vững.

8. Khuyến khích hoạt động cộng tác

Hãy kết hợp các đội ngũ và cá nhân từ những cấp quản lý và bộ phận khác nhau để thách thức cũng như thử nghiệm ý tưởng từ nhiều góc độ đa dạng. Cách làm này mở rộng được sang cả khách hàng trong quá khứ và ở hiện tại - những người có thể có cái nhìn sâu sắc có giá trị về sự đổi mới.

9. Góp ý và tiếp nhận góp ý

Nhân viên đang ngày càng ưu tiên hoạt động đóng góp ý kiến chính thức và không chính thức như cơ hội học hỏi. Thế hệ 8x - đầu 10x và Thế hệ Z đặc biệt khắt khe khi chọn nơi làm việc và đang tìm kiếm những cách làm việc có tính cộng tác cao hơn.

Bạn cũng có thể nhận ý kiến đóng góp bằng cách hỏi xem khách hàng muốn gì, cũng như họ có ý tưởng gì về cách bạn nên phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình không. Cách làm này có thể mang lại lợi ích cho cả 2 bên và thể hiện cam kết của bạn là cùng nhau định hình tương lai của doanh nghiệp.

10. Cung cấp thời gian và quyền tự do để đổi mới

Hãy đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rằng bạn ưu tiên sự đổi mới, đồng thời tạo cơ hội để họ "suy nghĩ đột phá" khi lên ý tưởng hoặc thảo luận ý tưởng mới. Bạn có thể xem xét lên lịch cho các hoạt động thúc đẩy sáng tạo như hội thảo nghệ thuật, viết lách hoặc nấu ăn, những buổi diễn kịch hoặc trò chơi giải quyết vấn đề. Những hoạt động này có thể liên quan đến vấn đề kinh doanh hoặc chỉ là cơ hội để trải nghiệm cách suy nghĩ, cộng tác và học hỏi mới.

11. Dám thất bại

Sự thất bại hay thất vọng không phải là cái kết của sự đổi mới, mà là cơ hội để tinh chỉnh, thích nghi và học hỏi.

12. Sử dụng công nghệ làm công cụ

Ngày càng có nhiều loại phần mềm và công cụ quản lý dự án được thiết kế để hỗ trợ sự đổi mới và sáng tạo tại nơi làm việc. Bạn có thể dùng công cụ cộng tác, thực tế ảo và vũ trụ kỹ thuật số để góp phần hình thành cũng như phát triển ý tưởng của mình.

Đọc tiếp:

Hãy luôn kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận rằng mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Liên quan

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống ngay

Liên quan

Khám phá những thông tin mới nhất về khách hàng và đối tác trong phần Tin tức trên Workplace.

Tìm hiểu thêm
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống ngay

Liên quan

Khám phá những thông tin mới nhất về khách hàng và đối tác trong phần Tin tức trên Workplace.

Tìm hiểu thêm

Bài viết gần đây

Làm việc từ xa | Thời gian đọc: 7 phút

Làm việc từ xa: Lợi ích và thách thức

Ngày càng nhiều người trong số chúng ta làm việc từ xa. Trong tương lai cũng sẽ có nhiều người làm việc từ xa hơn nữa. Khám phá ưu và nhược điểm khi làm việc từ xa và cách khai thác tối đa mô hình này.

Năng suất | Thời gian đọc: 11 phút

Kỹ năng quản lý thời gian

Khi cách thức và nơi làm việc tiếp tục thay đổi, yếu tố cần thiết là phải hỗ trợ để nhân viên tuyến đầu và nhân viên làm việc từ xa luôn kết nối cũng như làm việc hiệu quả. Những kỹ năng quản lý thời gian này có thể hữu ích.

Năng suất | Thời gian đọc: 7 phút

Cách cải thiện năng suất cá nhân

Năng suất cá nhân là gì và làm cách nào để cải thiện? Hãy thực hiện theo các bước đơn giản sau để đạt mục tiêu năng suất của bạn.