ESG là gì và vì sao ESG lại quan trọng?

Từ lâu, các nhà đầu tư đã cân nhắc đến những vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị khi quyết định nơi gửi gắm tiền bạc của mình. Giờ đây, ESG đang ngày càng trở nên quan trọng với nhân viên, khách hàng và văn hóa công ty.

VăN HóA | THờI GIAN đọC: 6 PHúT

Chính sách ESG bắt đầu xuất hiện trong chiến lược của các doanh nghiệp thành công vào những năm 1960, trong đó ESG là viết tắt của environmental (môi trường), social (xã hội) và governance (quản trị). Giới đầu tư bắt đầu chú ý đến hoạt động của những công ty mà mình tham gia. Họ sẽ rút vốn khỏi công ty khi cho rằng có hoạt động không mong muốn hoặc thiếu trách nhiệm.

Kể từ những năm 2010, các nhà đầu tư đã và đang dùng sức ảnh hưởng của mình ở quy mô lớn hơn nhiều. Hướng đi này lại càng được đại dịch toàn cầu thúc đẩy thêm. Khi lựa chọn công ty để đầu tư, họ sẽ xem xét dữ liệu ESG ở những khía cạnh như lượng khí thải carbon, sự đa dạng và hòa nhập, cũng như mức độ tuân thủ các nguyên tắc về tính bền vững toàn cầu. Các nhà đầu tư ngày càng đánh giá cao những công ty có khả năng chống chọi với biến động trong tương lai và cam kết hành xử có trách nhiệm.

Tuy nhiên, không chỉ nhà đầu tư mới như vậy. Hiện nay, nhân viên cũng ưu tiên ESG hơn rất nhiều. Do biến động từ đại dịch và sự phát triển của hình thức làm việc kết hợp, nhân viên bắt đầu tập trung tìm kiếm mục đích trong công việc, vốn liên quan chặt chẽ với các vấn đề ESG. Trong số các nhân viên trả lời khảo sát của Robert Half, gần 2/5 người cho biết họ sẽ tìm việc mới nếu công ty không nỗ lực đúng mức để giải quyết các vấn đề ESG. ESG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người trẻ. Cụ thể, 22% người trong độ tuổi 18-34 đề cao giá trị doanh nghiệp hơn mức lương.

Gỡ rối công việc nhờ Workplace

Từ khâu thông báo cho mọi người về kế hoạch quay trở lại văn phòng đến quá trình áp dụng mô hình làm việc kết hợp, Workplace làm cho công việc trở nên đơn giản hơn.

ESG là gì?

ESG là gì?

ESG bao gồm 3 yếu tố:

Môi trường

Tác động của tổ chức đến môi trường bao gồm chính sách giảm lượng khí thải carbon, thường đo lường theo Hiệp định Paris của Liên Hiệp Quốc. Những quốc gia ký kết hiệp định phải cam kết hướng tới mục tiêu trung hòa carbon đến năm 2050. Theo các cam kết này, lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm đáng kể trong việc giảm tác động của tổ chức mình đến môi trường.

Những mối quan ngại khác về môi trường bao gồm hoạt động sử dụng nước và năng lượng, tái chế và quản lý rác thải, loại bỏ nhựa, giảm tác động của các vật liệu độc hại trong quá trình sản xuất, chú ý đến vấn đề bảo tồn và đa dạng sinh học.

Chính sách xã hội

Nhà đầu tư và khách hàng ngày càng xem trọng cách tổ chức quản lý mối quan hệ với nhân viên, xã hội, cũng như cộng đồng nói chung. Yếu tố này ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu đối với nhân viên hiện tại và tương lai.

Nhưng hình thức làm việc từ xa và làm việc kết hợp đã thay đổi bản chất của những thách thức nói trên. Hiện nay, doanh nghiệp cần quản lý tác động xã hội mà hoạt động của họ tạo ra, bao gồm sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên cũng như mức độ đa dạng và hòa nhập, cả trong lẫn ngoài không gian làm việc thực tế. Dù hình thức làm việc kết hợp đã đem lại nhiều lợi ích về ESG (như giảm ô nhiễm do hoạt động đi lại và phá vỡ rào cản tiếp cận việc làm), nhưng các lãnh đạo cũng cần chú ý đến mặt trái của hình thức này. Những mặt trái có thể kể đến là tình trạng nhân viên bị cô lập và mất kết nối với cộng đồng địa phương.

Quản trị

Các phương pháp tuyển dụng công bằng là một phần trong công tác duy trì và cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp. Những yếu tố quan trọng khác bao gồm chú ý đến chuỗi cung ứng, cũng như ưu tiên nhà cung cấp và công ty đối tác có giá trị đạo đức vững chắc.

9 lý do nên tập trung vào ESG ở nơi làm việc

9 lý do nên tập trung vào ESG ở nơi làm việc

Sau đây là một số lĩnh vực chính thể hiện lợi ích thu được khi đặt ESG lên hàng đầu ở nơi làm việc trong tương lai:

1. Nhân viên gắn bó hơn

Các công ty có điểm ESG cao hơn cho biết nhân viên của họ có mức độ hài lòng cao hơn. Nghiên cứu của Marsh & McLennan Advantage cho thấy hiệu quả ESG cao hơn 14% ở những doanh nghiệp có nhân viên đạt mức độ hài lòng cao. Các công ty này thường đa dạng hơn và thải ít lượng khí carbon hơn. Họ cũng có trí tuệ cảm xúc cao hơn, nỗ lực nhiều hơn để thấu hiểu cảm xúc của nhân viên.

2. Lợi nhuận cao hơn

Theo London School of Economics, các công ty có mức độ hài lòng của nhân viên cao hơn thu về lợi nhuận cao hơn từ 2-4% so với doanh nghiệp có điểm nhân viên thấp hơn. Khi so sánh 1.000 nghiên cứu, Stern Center for Sustainable Business (Trung tâm Stern về Kinh doanh Bền vững) nhận thấy có mối liên hệ tích cực giữa ESG và hiệu quả tài chính trong số 58% các nghiên cứu này.

3. Danh tiếng tốt hơn

Trong bối cảnh các vấn đề về môi trường và xã hội được truyền thông chú ý hơn và hoạt động tuyên truyền trên mạng ngày càng lan rộng, những doanh nghiệp không thể hiện năng lực ESG có thể bị công chúng đánh giá tiêu cực và chịu tổn hại danh tiếng. Nhưng những năng lực này nhất định phải chân thực. Hình tượng của công ty trước công chúng cũng sẽ dính vết nhơ nếu họ bị xem là "tẩy xanh" - nghĩa là đưa ra tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm về chính sách hoặc phương pháp ESG của mình.

4. Tuân thủ quy định

Luật pháp có những yếu tố tạo thành nền tảng pháp lý cho EGS ở nơi làm việc. Trong đó có quy định về bình đẳng, nhân quyền và quy định chống tham nhũng. Khi chủ động tuân thủ, công ty có thể tiết kiệm chi phí can thiệp theo quy định, bổ sung chính sách, giám sát và thủ tục tòa án tốn kém.

5. Thu hút khách hàng

Khách hàng ngày càng yêu cầu phương pháp ESG tốt hơn từ những công ty họ mua sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp nào không đáp ứng được yêu cầu này có thể khó thu hút khách hàng. Trong một cuộc khảo sát khách hàng, 62% người trả lời cho biết khi cân nhắc mua hàng, họ hiện chú trọng hơn đến vấn đề trả lương công bằng cho nhân viên, quan tâm đến môi trường và đóng góp cho cộng đồng. 52% chia sẻ rằng họ nghiêng về lựa chọn mua sắm ở những nhà bán lẻ sử dụng đơn vị cung cấp hoặc chuỗi cung ứng tuân thủ đạo đức.

6. Thu hút nhà đầu tư

Theo khảo sát toàn cầu của McKinsey, 83% lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia đầu tư cho rằng chương trình ESG sẽ đóng góp nhiều giá trị hơn cho cổ đông trong tương lai. Các nhà đầu tư ngày càng nhận thấy những công ty có chiến lược ESG kém sẽ ít linh hoạt hơn và mang rủi ro tài chính lớn hơn.

7. Thu hút nhân tài

Theo nghiên cứu của New York Times, đa số học viên MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn để làm việc cho công ty có trách nhiệm với môi trường. Robert Half nhận thấy 53% người tham gia khảo sát sẽ không làm việc cho công ty mà họ cho là thiếu đạo đức. Tới 95% nhân viên văn phòng cho rằng điều kiện quan trọng hay thiết yếu là những công ty làm ăn với doanh nghiệp của họ cũng phải đa dạng, bền vững và minh bạch.

Đến năm 2029, Thế hệ Z và Thế hệ 8x - đầu 10x sẽ chiếm 72% lực lượng lao động trên thế giới. Những nhân viên tương lai này quan tâm đến mối lo ngại về môi trường và xã hội hơn so với thế hệ trước. Họ kỳ vọng công ty phải xử lý tác động của mình đến môi trường, giải quyết vấn đề xã hội và thể hiện cam kết hành động có đạo đức.

Xét về khả năng thu hút bộ phận nhân viên trẻ quan trọng này, những công ty có hình tượng hấp dẫn nhất với sinh viên và nhân viên trẻ đạt điểm ESG cao hơn 25% so với mức trung bình.

8. Giữ chân nhân viên quan trọng

Chính sách ESG hiệu quả không chỉ tăng cơ hội thu hút nhân tài hàng đầu cho tổ chức, mà còn góp phần giữ chân nhân tài và có tiềm năng đẩy lùi làn sóng của cuộc Đại khủng hoảng lao động. Mức độ hài lòng của nhân viên ngày càng liên hệ chặt chẽ đến ESG. Theo đó, nhân viên hài lòng sẽ có năng suất làm việc cao hơn và ở lại lâu hơn với vai trò của mình.

9. Đem lại cảm giác có mục đích

Đại dịch khiến nhiều người tìm kiếm ý nghĩa lớn lao hơn từ công việc. Chiến lược ESG hiệu quả có thể tạo điều kiện tuyển dụng những người có mục tiêu và kỳ vọng cao hơn. Tuy nhiên, những nhân viên đó sẽ tiếp tục tìm kiếm cảm giác gắn kết cá nhân với công ty họ làm việc. Tổ chức có thể cần chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như đưa ra các đãi ngộ, ngoài chế độ lương và phúc lợi.

Cách triển khai chiến lược ESG hiệu quả hơn

Cách triển khai chiến lược ESG hiệu quả hơn

Dù hành trình ESG của mình đang ở giai đoạn nào, tổ chức cũng có thể thực hiện một số bước quan trọng để triển khai hoặc cải thiện chiến lược.

  • Xác định mục tiêu rõ ràng

  • Đánh giá phương pháp hiện tại và khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình xem xét từng yếu tố, cũng như cách thiết lập hoặc cải thiện những yếu tố đó

  • Đừng quên đánh giá cả ESG của đối tác chuỗi cung ứng

  • Xây dựng khuôn khổ cải tiến và giám sát

  • Thường xuyên đánh giá và báo cáo tiến độ, cung cấp thông tin cho nhân viên cũng như bên liên quan ở tất cả các cấp

  • Truyền đạt rõ ràng chiến lược, cả ở bên trong lẫn bên ngoài tổ chức

  • Không để xảy ra tình trạng tẩy xanh - chính sách và cam kết phải thực tế và khả thi

  • Khuyến khích tất cả nhân viên tham gia vào các sáng kiến cá nhân và tập thể để nâng cao tinh thần làm việc nhóm

  • Triển khai chương trình định hướng và đào tạo về trách nhiệm với xã hội, môi trường

  • Yêu cầu nhân viên mới và nhân viên hiện tại đưa ra gợi ý. Khi có thêm nhân viên thuộc Thế hệ Z và Thế hệ 8x - đầu 10x gia nhập đội ngũ, họ sẽ đem lại góc nhìn và ý tưởng mới.

Đọc tiếp

Hãy luôn kết nối

Nhận tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ tuyến đầu.

Bằng cách gửi mẫu này, bạn đồng ý nhận các tài liệu truyền thông điện tử liên quan đến marketing từ Facebook, bao gồm tin tức, sự kiện, thông tin mới và email quảng cáo. Bạn có thể từ chối và hủy đăng ký nhận các email này bất cứ lúc nào. Bạn cũng xác nhận rằng mình đã đọc và đồng ý với các điều khoản về Quyền riêng tư của Workplace.

Liên quan

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống ngay
Was this article helpful?
Thanks for your feedback

Liên quan

Tìm hiểu cách các nhà lãnh đạo nhân sự toàn cầu xây dựng văn hóa công ty

Tải xuống ngay

Bài viết gần đây

Văn hoá | thời gian đọc: 11 phút

Văn hóa tại nơi làm việc: Cách tạo ra nền văn hóa tích cực và tăng năng suất

Văn hóa tại nơi làm việc thậm chí còn quan trọng hơn trong thế giới làm việc từ xa và kết hợp. Tìm hiểu văn hóa công ty có ý nghĩa gì và cách cải thiện.

Văn hóa | Thời gian đọc: 8 phút

Các giá trị của tổ chức là gì và tại sao lại quan trọng?

Giá trị của tổ chức có thể định hướng cho nhân viên và là lý do để khách hàng tin tưởng. Tìm hiểu cách phát triển và truyền đạt các giá trị của tổ chức.

Văn hóa | Thời gian đọc: 8 phút

Bốn loại văn hóa của tổ chức: loại văn hóa nào tốt nhất cho doanh nghiệp?

Danh tính doanh nghiệp là sự kết hợp độc đáo giữa các nền văn hóa của tổ chức. Đây là cách xác định và tận dụng điểm mạnh của các nền văn hóa đó.